Thứ ba, 07/05/2024 06:34 (GMT+7)
Thứ ba, 30/07/2019 15:43 (GMT+7)

Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nấm có nguy cơ làm bệnh vảy nến nặng hơn

Theo dõi KTMT trên

Bệnh vảy nến do nhiều nguyên nhân gây nên, nhiều trường hợp là do virut liên quan với sự kích hoạt hay nhiễm trùng, nhiễm khuẩn làm bệnh vảy nến nặng hơn.

Theo nghiên cứu, sau khi nhiễm virut Herpes Simplex (HSV) nhiều người cũng mắc bệnh vảy nến, và nhiều trường hợp liên quan đến viêm gan B và C.

Bên cạnh đó, các trường hợp nhiễm Human Papilloma Virus (HPV) cũng để lại di căn là bệnh vảy nến. Tương tự nhiễm Chikungunya, HIV/AIDS, nhiễm CMV kéo dài và nhiễm virut Varicella Zoster cũng xem là kích hoạt hoặc làm tình trạng người mắc bệnh vảy nến nặng hơn.

Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nấm có nguy cơ làm bệnh vảy nến nặng hơn - Ảnh 1

Bệnh vảy nến nặng hơn do nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nấm - Ảnh minh họa.

Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nấm có nguy cơ làm bệnh vảy nến nặng hơn - Ảnh 2

Thực tế, nhiễm khuẩn làm bệnh vảy nến càng trở nên trầm trọng, biểu hiện rõ nhất là thể giọt. Đây là biểu hiện cấp tính của bệnh vảy nến, thường xảy ra ở trẻ em và lứa tuổi thanh niên. Nhiễm Streptococcus thường do di truyền và có tới 70% bệnh nhân vảy nến thể giọt tiếp tục phát triển thành bệnh thể mảng mãn tính.

Tế bào T khi kích hoạt sẽ là quan trọng trong sinh bệnh học của bênh vảy nến. Tế bào T được phân lập từ da của bệnh nhân vảy nến có khả năng kích thích sự tăng sinh tế bào sừng. Các siêu kháng nguyên gây kích thích tế bào T. Siêu kháng nguyên được tạo bởi Staphylococcus Aureus là một trong những độc tố gây chết người mạnh nhất. Độc tố của nhóm chủ yếu này gây ra một đáp ứng miễn dịch tế bào quá mức dẫn đến sốc do độc tố.

Một nguyên nhân ít ai ngờ tới dẫn đến bênh vảy nến đó là viêm da quanh hậu môn. Thực ra là một nhóm bệnh khác nhau mà đặc trưng bởi viêm hậu môn hoặc quanh hậu môn ở trẻ em và hiếm khi ở người lớn. Viêm da quanh hậu môn do Streptococcus (PSD) thường xảy ra ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đến 10 tuổi và các bé trai có nguy cơ ảnh hưởng lớn hơn. Theo phân tích khác, trẻ em bị viêm hầu họng do Streptococcus sẽ có một tỷ lệ mang trùng ở hậu môn là 6%. PSD sau 24-48 giờ bị viêm hầu họng cấp không sốt. Một số trường hợp viêm da quanh hậu môn do Streptococcus ở trẻ em có liên quan với vảy nến thể giọt.

Người ta tìm thấy rằng khi những mảnh tế bào Malassezia được bôi lên da của bệnh nhân vảy nến, nó gây ra những mảng vảy nến mới. Các nghiên cứu cũng đã báo cáo rằng có một sự tương quan có ý nghĩa quan trọng giữa sự hiện diện của nấm Malassezia và mức độ trầm trọng của những kích thích da trong những mảng vảy nến hiện có.

Như vậy, bệnh vảy nến có nguy cơ mắc phải từ rất nhiều nguyên nhân, chúng ta cần vệ sinh sạch sẽ để có một cơ thể khỏe mạnh.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Nhiễm trùng, nhiễm khuẩn, nấm có nguy cơ làm bệnh vảy nến nặng hơn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Festival phở 2024 tổ chức tại Nam Định
Từ ngày 15-17/3 diễn ra Festival phở năm 2024 được tổ chức tại Nam Định - địa phương nổi tiếng với món ăn truyền thống lâu đời của người Việt, thu hút hàng nghìn người tham gia.
Hà Nam: “Trắng đêm” giữ bình yên cho người dân đón Tết
Để ngăn chặn hành vi sử dụng chất liệu nổ, pháo hoa, pháo nổ trái phép trong đêm giao thừa cán bộ chiến sỹ công an xã Nhật Tân đã tổ chức tuyên truyền, tuần tra, lập chốt tại các điểm nóng, khu vực nhạy cảm, sử dụng flycam giám sát từ trên cao.

Tin mới

Kiến nghị "lệnh cấm" tiền mặt khi mua bán vàng
Để siết quản lý thuế đối với lĩnh vực kinh doanh vàng bạc, Tổng cục Thuế đã có kiến nghị gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nghiên cứu, trình cấp thẩm quyền quy định bắt buộc thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch kinh doanh vàng.