Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa công bố giảm hàng loạt lãi suất điều hành, theo đó lãi suất tối đa với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 6 tháng giảm từ 4,75%/năm xuống 4,25%/năm. Các công ty chứng khoán đều nhận định lạc quan về dòng vốn rẻ hỗ trợ sản xuất, kinh doanh cho doanh nghiệp sẽ giúp thị trường chứng khoán hồi phục mạnh mẽ.
Dù có nhiều tín hiệu lạc quan, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, rất khó để thị trường bất động sản (BĐS) trở lại bình thường trong một vài tháng tới, có chăng tình hình giao dịch sẽ dần dần trở lại vào nửa cuối năm.
Mặc dù hệ thống ngân hàng đã phải "căng mình" giảm lãi suất, cơ cấu nợ, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn vì dịch Covid-19, nhưng Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu các ngân hàng không nới lỏng điều kiện tín dụng để đảm bảo chất lượng tín dụng, duy trì an toàn hoạt động ngân hàng trong những năm tới.
Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) kiến nghị các ngân hàng có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản và người mua nhà, như: cơ cấu lại nợ, giảm khoảng 30% lãi vay trong thời hạn 12 tháng, giãn tiến độ trả lãi vay, trả nợ gốc... nhằm vượt qua khó khăn trong đại dịch Covid-19.
Dịch Covid-19 đã và đang gây nên một cuộc khủng hoảng lớn trên quy mô toàn cầu, tác động tới hầu hết mọi ngành nghề trong nền kinh tế. Thời điểm này, nhiều người đã cơ cấu thoái bớt vốn ở các kênh đầu tư tài chính, giữ tiền mặt và chọn cách gửi ngân hàng.
Dịch bệnh Covid-19 kéo dài đã khiến sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, khó khăn. Các ngân hàng đã đồng loạt tung gói vay tín dụng từ 10.000-25.000 tỉ đồng với mức giảm lãi suất 2-5%, miễn nhiều loại phí... nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, cá nhân vượt qua đại dịch.
Thống đốc Lê Minh Hưng yêu cầu các ngân hàng chủ động rà soát, cắt giảm các chi phí hoạt động, chi lương, thưởng, kịp thời điều chỉnh kế hoạch kinh doanh. Trước mắt các ngân hàng không chia cổ tức bằng tiền mặt để tập trung nguồn lực giảm mạnh lãi suất cho vay hỗ trợ nền kinh tế trong mùa dịch Covid-19.
Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đã tăng cường các biện pháp nới lỏng tiền tệ và bơm thêm tiền vào thị trường nhằm giảm bớt sức ép đối với nền kinh tế đang chịu thiệt hại vì dịch Covid-19.
Tại buổi gặp mặt ngày 12/3, đại diện các tập đoàn kinh tế lớn đã đề xuất Thủ tướng Chính phủ những giải pháp và phương án hỗ trợ cho nền kinh tế trong tương lai, đặc biệt cần thiết ở giai đoạn khó khăn khi phải “chống đỡ” với dịch bệnh Covid-19.
Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hộ kinh doanh chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 bùng phát. Đã có khoảng 21.753 tỉ đồng nợ vay được cơ cấu, 8.000 khách hàng được giảm lãi vay.
Đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề tới nền kinh tế Trung Quốc, phản ứng thấy rõ là thị trường chứng khoán lập tức bị "thổi bay" hơn 720 tỉ USD vốn hoá. Chính phủ nước này lập tức tung ra gói kích thích kinh tế, bơm tiền... nhằm hạn chế thiệt hại.
Theo chuyên gia, bao giờ một chính sách ra đời cũng có độ trễ nhất định, lãi suất không thể điều chỉnh tức thì mà chỉ điều chỉnh sau khi kỳ hiện tại hết hạn và đến kỳ hạn tới.
Đánh giá về quyết định giảm lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), nhiều chuyên gia có chung nhận định khó có thể ảnh hưởng đến thị trường tiền tệ, nhất là mặt bằng lãi suất. Hiện kinh tế Việt Nam tuy ổn định, nhưng ít nhiều chịu ảnh hưởng của thương chiến Mỹ - Trung nên khó có thể “án binh bất động” với lãi suất.
Ngày 7/8, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã yêu cầu Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) phải cắt giảm lãi suất cơ bản mạnh hơn và nhanh hơn, đồng thời chấm dứt chính sách thắt chặt định lượng.
Kể từ hôm nay (1/8), 4 ngân hàng lớn gồm Vietcombank, BIDV, Vietinbank và Agribank cùng nhiều ngân hàng cổ phần lớn đồng loạt giảm lãi suất cho vay ngắn hạn bằng VND đối với các lĩnh vực ưu tiên, hỗ trợ doanh nghiệp trong mùa kinh doanh cuối năm.