Thứ sáu, 19/04/2024 11:31 (GMT+7)
Thứ hai, 16/08/2021 17:03 (GMT+7)

Lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm trong ngắn hạn

Theo dõi KTMT trên

Dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhiều chính sách tài khoá và tiền tệ được áp dụng nhằm hỗ trợ và thúc đẩy nền kinh tế phục hồi. Do đó, NHNN có thể cắt giảm lãi suất điều hành, tập trung mục tiêu tăng trưởng tín dụng có chọn lọc.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 7/2021, tín dụng toàn hệ thống ngân hàng tăng 6,66% so với đầu năm và tăng 1,13% so với tháng 6.

Lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm trong ngắn hạn - Ảnh 1
Tăng trưởng tín dụng theo tháng qua các năm (Nguồn: SSI Research).

Đây là mức tăng tích cực trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, chứng minh ngân hàng tiếp tục là ngành xương sống của nền kinh tế.

Lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm trong ngắn hạn - Ảnh 2
Tình hình tài khoá trong 7 tháng đầu năm 2021 (Nguồn: VDSC).

Chi tiêu tài khóa trong 7 tháng đầu năm nay vẫn giữ ở mức thận trọng, chỉ đạt 48% kế hoạch ngân sách, trong khi kinh tế phục hồi trong nửa đầu năm 2021 đã thúc đẩy thu ngân sách nhà nước đạt 67.9% kế hoạch ngân sách cả năm. Điều này giúp cán cân tài khóa thặng dư 101.500 tỉ đồng trong 7 tháng năm 2021 so với mức thâm hụt 75.700 tỉ đồng trong cùng kỳ năm 2020.

Gói hỗ trợ thứ hai cho an sinh xã hội ước đạt 26.000 tỉ đồng, tương đương 0.4% GDP danh nghĩa năm 2020, được công bố một tháng sau khi Chính phủ có các biện pháp giãn cách xã hội trên nhiều tỉnh, thành phố.

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, đầu tư công sẽ tăng trưởng hạn chế trong những tháng cuối năm do ảnh hưởng của các biện pháp phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, Chính phủ có thể sử dụng một phần chi tiêu đầu tư công để dành nhiều nguồn lực hơn cho cuộc chiến chống Covid-19.

Nhìn chung, với các số liệu thống kê đã công bố, đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư chưa có nhiều tác động mạnh tới tình hình kinh tế vĩ mô trong tháng 7 (ngoại trừ doanh thu bán lẻ hàng hóa và dịch vụ).

Tuy nhiên, khi việc giãn cách tại Hà Nội và nhiều địa phương khác có thể kéo dài qua tháng 8 và TP.Hồ Chí Minh quyết định thực hiện chỉ thị 16 thêm 1 tháng, tới 15/9, nhiều biện pháp tài khóa và tiền tệ tiếp tục được sử dụng nhằm hỗ trợ nền kinh tế.

Cụ thể, trong tuần qua, Ngân hàng Nhà nước đã chuyển phương thức giao dịch của việc mua ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối, từ mua kỳ hạn 6 tháng sang mua giao ngay. Điều này được kỳ vọng sẽ cung cấp thanh khoản kịp thời cho hệ thống ngân hàng, trong bối cảnh nguồn cung ngoại tệ vẫn duy trì tích cực.

Bên cạnh đó, ngoài các gói hỗ trợ cắt giảm lãi suất cho vay trước đó, trong tuần qua, 4 Ngân hàng thương mại Nhà nước cũng đã công bố thêm gói hỗ trợ lãi suất. Mỗi ngân hàng cam kết hỗ trợ 1.000 tỉ đồng lãi suất cho các khách hàng và doanh nghiệp nằm trong các tỉnh, thành phố áp dụng Chỉ thị 16.

Nhờ vậy, mặt bằng lãi suất cho vay được kỳ vọng sẽ giảm nhẹ trong ngắn hạn. Trong khi đó lãi suất huy động sẽ không có nhiều biến động.

Lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm trong ngắn hạn - Ảnh 3
 Lãi suất ngân hàng tiếp tục xu hướng giảm nhẹ và đi ngang (Nguồn: SSI Research).

Tuần qua, thị trường mở không phát sinh giao dịch mới và các hợp đồng bán ngoại tệ kỳ hạn tiếp tục được thực hiện giúp nguồn cung VND được cải thiện. Lãi suất liên ngân hàng tuần qua giảm nhẹ 0,06% - 0,07%, kết tuần ở 0,90% với kỳ hạn qua đêm và 1,04% cho kỳ hạn 1 tuần.

Tuấn Thủy

Bạn đang đọc bài viết Lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm trong ngắn hạn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .

Tin mới

Petrovietnam kinh doanh ra sao trong quý I?
Trong quý I/2024, hầu hết các chỉ tiêu sản xuất của Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) đều hoàn thành vượt mức kế hoạch. Trong đó, khai thác dầu thô đạt 2,54 triệu tấn, vượt 19,4% .