Ngày Môi trường Thế giới được tổ chức vào ngày 5 tháng 6 hàng năm. Vào ngày này, Liên hợp quốc sẽ đưa ra một chủ đề nhằm kêu gọi toàn cầu cùng nhau hành động vì môi trường.
Ô nhiễm nhựa là vấn đề toàn cầu, rác thải nhựa đang làm thay đổi môi trường sống và các quá trình tự nhiên, làm giảm khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ sinh thái.
Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), mỗi năm có hơn 400 triệu tấn nhựa được sản xuất và một nửa trong số đó là nhựa dùng một lần, thế nhưng chỉ gần 10% đồ nhựa dùng một lần được tái chế.
Năm 2006, Ngày Môi trường Thế giới được Liên Hợp Quốc phát động với chủ đề “Đừng từ bỏ các vùng đất khô cằn”. Đây cũng là dịp kỷ niệm 10 năm Công ước Chống sa mạc hóa của Liên Hợp Quốc (UNCCD) chính thức có hiệu lực.
Với chủ đề "Băng tan - Một vấn đề nóng bỏng”, Ngày Môi trường Thế giới năm 2007 kêu gọi mọi người hãy hành động vì một môi trường an toàn, hữu ích, bảo vệ sự sống và phát triển nhân loại.
Hưởng ứng Năm quốc tế về Rừng, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) 2011 lấy chủ đề Ngày Môi trường Thế giới năm nay là "Rừng: Giá trị cuộc sống từ thiên nhiên".
Năm 2012, Ngày Môi trường Thế giới hướng tới chủ đề chung là “Kinh tế Xanh: Có vai trò của bạn”, nhằm nhấn mạnh vai trò và trách nhiệm của mỗi tổ chức, cá nhân để xây dựng nền kinh tế xanh hướng tới sự phát triển bền vững.
Ngày Môi trường Thế giới năm 2008 được phát động với chủ đề : "Kick The Habit - Towards A Low Carbon Economy” ("Từ bỏ thói quen: Hướng tới một nền kinh tế ít carbon”).
Với chủ đề “Trái Đất cần chúng ta! Hãy liên kết chống lại biến đổi khí hậu”, Ngày Môi trường thế giới năm 2009 với thông điệp chính là biến đổi khí hậu.
Ngày Môi trường thế giới 2013 với chủ đề “Hãy nghĩ về môi trường trước khi tiêu thụ thực phẩm” nhằm khuyến khích mọi người lựa chọn thực phẩm, tránh lãng phí.
Ngày Môi trường thế giới năm 2010 với chủ đề "Nhiều loài - Một hành tinh - Tương lai chúng ta" nhằm kêu gọi ngăn chặn nguy cơ tuyệt chủng hàng loạt và nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của hàng triệu loài sinh vật.
Năm 2014 là năm Quốc tế các Tiểu quốc đảo đang phát triển, chính vì vậy Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã chọn chủ đề Ngày Môi trường thế giới 5/6/2014 là “Hãy hành động để ngăn nước biển dâng”.
Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đã lựa chọn chủ đề Ngày Môi trường thế giới năm 2015 là “Cùng nhau tiêu dùng có trách nhiệm - Vì một Trái Đất bền vững” (Seven Billion Dreams. One Planet. Consume with care).
Năm 2017, chủ đề Ngày Môi trường Thế giới 5/6 là "Sống hài hòa với thiên nhiên" nhằm kêu gọi, khuyến khích chúng ta sống gần hơn với thiên nhiên, bảo vệ và gìn giữ những giá trị thiên nhiên mang lại cho chúng ta hôm nay cũng như các thế hệ mai sau.
Năm 2023, Ngày Môi trường thế giới được phát động với chủ đề SOLUTIONS TO PLASTIC POLLUTION và khẩu hiệu “Beat Plastic Pollution” - Đánh bại ô nhiễm rác thải nhựa.
Năm 2019, Liên hợp quốc đã đưa ra Chủ đề hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới là “Ô nhiễm không khí” nhằm kêu gọi tất cả các quốc gia, cộng đồng và xã hội cùng hành động để cải thiện chất lượng môi trường không khí ở tất cả các thành phố và khu vực.
Ý tưởng Ngày Môi trường Thế giới 5/6 xuất hiện khi con người bắt đầu ý thức được về tình trạng suy thoái môi trường và những tác động của con người đến hành tinh.