Ngày Môi trường Thế giới 2008: “Hướng tới một nền kinh tế ít carbon”
Ngày Môi trường Thế giới năm 2008 được phát động với chủ đề : "Kick The Habit - Towards A Low Carbon Economy” ("Từ bỏ thói quen: Hướng tới một nền kinh tế ít carbon”).
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu, xoá nghèo, thúc đẩy kinh tế và phát triển, tất cả đều đòi hỏi chung một giải pháp: Chúng ta phải từ bỏ thói quen thải carbon.
Ngày Môi trường Thế giới năm 2008 được phát động với chủ đề : “Kick The Habit - Towards A Low Carbon Economy” (”Từ bỏ thói quen: Hướng tới một nền kinh tế ít Carbon”).
Nhận thấy biến đổi khí hậu đang trở thành vấn đề của kỷ nguyên, Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) đang yêu cầu các quốc gia, doanh nghiệp và cộng đồng hãy tập trung vào giải quyết các vấn đề về phát thải khí nhà kính và đưa ra các biện pháp giảm thiểu. Ngày Môi trường thế giới sẽ đề cập đến các nội dung về tài nguyên và các sáng kiến thúc đẩy nền kinh tế và lối sống giảm phát thải khí cacbon như tiết kiệm năng lượng, các nguồn năng lượng thay thế, bảo tồn thiên nhiên và mua sắm xanh. Năm nay, lễ kỷ niệm chính thức Ngày Môi trường thế giới sẽ được tổ chức tại Wellington, New Zealand.
Trong thông điệp dành cho Ngày Môi trường Thế giới 2008, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Ban-Ki-Moon đã nhấn mạnh, sự phụ thuộc của chúng ta ngày càng lớn vào nguồn năng lượng có nguồn gốc carbon đã tạo ra một lượng tích lũy khí nhà kính đáng kể trong bầu khí quyển. Thế giới của chúng ta đang bị kìm kẹp bởi một thói quen carbon nguy hiểm. Tất cả mọi người sẽ phải chịu tổn thất và người nghèo sẽ là đối tượng phải gánh chịu hậu quả nặng nề nhất từ các thảm hoạ có liên quan đến thời tiết cùng sự lạm phát giá cả đối với lương thực.
Đốn rừng, trồng rừng để lấy đất chăn nuôi hay trồng những loại cây thu lời, lấy than củi, những thói quen đó đã không chỉ làm tăng một lượng lớn CO2 phát thải mà còn phá huỷ một nguồn tài nguyên quý giá có khả năng hấp thụ carbon khí quyển, tiếp tục góp phần vào biến đổi khí hậu. Kết quả là tất cả mọi người đều phải chịu tổn thất.
Trong khi người nghèo sẽ gánh chịu hậu quả nặng nhất từ các thảm họa liên quan đến thời tiết và sự lạm phát giá đối với lương thực, thì những nước giàu nhất phải đối mặt với viễn cảnh suy thoái kinh tế và một thế giới đầy xung đột liên quan đến những nguồn tài nguyên đang cạn kiệt.
Đối phó với tình hình trên, một loạt các chương trình hành động thiết thực đã được thực hiện. Đó là việc định ra lộ trình cắt giảm khí carbon, và hai mục tiêu chính là giảm mạnh sự sử dụng không hiệu quả các loại nhiên liệu hóa thạch, đồng thời tăng tỷ lệ sử dụng năng lượng tái tạo. Cơ chế Phát triển Sạch của Nghị định thư Kyoto năm 2006 đã huy động được 6 tỷ USD cho các dự án đầu tư vào năng lượng tái tạo.Ý tưởng về việc sử dụng năng lượng mặt trời đã được đưa vào thực tế. Cho đến nay, Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc UNEP, kết hợp với 2 ngân hàng Ấn Độ, đã xây dựng một thị trường tín dụng đưa năng lượng mặt trời đến 100,000 người ở tiểu lục địa.
Tại Việt Nam, sự biến đổi khí hậu đang dần có những tác động mạnh mẽ. Theo tính toán của các nhà khoa học, cứ 1 thập kỷ, nhiệt độ trung bình tại Việt Nam tăng 0,1 độ C. Ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, mực nước dự kiến sẽ tăng khoảng 33cm đến năm 2050 và 1m đến năm 2100. Điều đó sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng triệu người dân tại khu vực này.
Đến nay mới có 80 trên 190 quốc gia, tức là chưa đến một nửa các quốc gia tham gia thỏa thuận Paris nộp bản kế hoạch cập nhập tự cắt giảm khí nhà kính. Và mới chỉ có 6 quốc gia đưa nội dung phát thải khí carbon về 0 vào luật. Hơn 100 quốc gia khác đang xem xét đưa mức phát thải về 0 vào năm 2050. Còn tại Việt Nam trong dự thảo quy hoạch điện trong 10 năm tới sẽ ưu tiên phát triển năng lượng sạch và không có quy hoạch điện than mới.
“Hiện nay Việt Nam có 18 tỉnh thành phát thải trên 100 nghìn tấn CO2 quy đổi trên 1 năm. Nếu như tất cả cơ sở này ứng dụng khoa học công nghệ để giảm được và quy đổi ra tín chỉ carbon chúng ta có thể thu về hàng triệu, hàng trăm USD mỗi năm”, ông Vũ Ngọc Anh - Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chia sẻ.
Việt Nam xác định các biện pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính giai đoạn 2021-2030 và các nhiệm vụ chiến lược về thích ứng với biến đổi khí hậu, các giải pháp thích ứng nhằm giảm thiểu thiệt hại do các tác động liên quan đến những thay đổi của khí hậu gây ra trong tương lai được xác định cụ thể cho từng lĩnh vực.
Lan Anh