Thứ năm, 03/04/2025 06:56 (GMT+7)
Thứ ba, 30/05/2023 15:53 (GMT+7)

Sắp diễn ra Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam"

Theo dõi KTMT trên

Ô nhiễm nhựa là vấn đề toàn cầu, rác thải nhựa đang làm thay đổi môi trường sống và các quá trình tự nhiên, làm giảm khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu của hệ sinh thái.

Hưởng ứng Ngày Môi trường Thế giới 5/6/2023 với chủ đề Đánh bại ô nhiễm nhựa (Beat plastic polution), Viện Chính sách Kinh tế môi trường (EEPI) đồng hành cùng Tạp chí Kinh tế Môi trường và Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP) tổ chức Tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam”.

Tọa đàm sẽ diễn ra vào 08h30 sáng 01/06/2023 tại Tòa nhà Eurowindow, số 2 Tôn Thất Tùng, quận Đống Đa, TP.Hà Nội.

Sắp diễn ra Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam" - Ảnh 1
Tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam” sẽ diễn ra vào ngày 1/6/2023 tại Hà Nội.

Tọa đàm có sự tham gia của gần 30 đại biểu là đại diện Vụ Môi trường, đại diện Cục kiểm soát ô nhiễm môi trường, Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF), Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc (UNDP), Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam (VACNE),… cùng nhiều chuyên gia đầu ngành về môi trường, đại diện doanh nghiệp và các cơ quan báo chí tham dự đưa tin.

Trong chương trình Tọa đàm có 3 tham luận, được trình bày bởi các chuyên gia đến từ Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam, Viện Chiến lược chính sách Tài nguyên và Môi trường, Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế (Quản lý Mạng lưới Kinh tế tuần hoàn Thừa Thiên Huế).

Các tham luận tập trung về thực trạng chất thải nhựa hiện nay, những thách thức đặt ra cho xử lý chất thải nhựa; những chính sách về giảm thiểu chất thải nhựa đã có hiện nay; tiếp cận mô hình kinh tế đối với chất thải nhựa và giới thiệu một số mô hình tuần hoàn đã triển khai trong ngành nhựa, có tính khả thi đối với doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Tọa đàm còn là diễn đàn mở cho các chuyên gia, doanh nghiệp trao đổi và thảo luận về 6 nội dung chính:

Thứ nhất, nhận định về các khó khăn trong công tác thu gom, tái chế, xử lý phế liệu nhựa và một số kiến nghị về chính sách, quy định cụ thể.

Thứ hai, chính sách và quy định ở cấp địa phương về quản lý chất thải nhựa, phân loại tại nguồn, tái chế.

Thứ ba, ưu đãi về tài chính đối với các nguyên liệu và sản phẩm tái chế, đặc biệt đối với nguyên liệu trong nước.

Thứ tư, một số giải pháp thúc đẩy các sáng kiến nhằm giảm thiểu chất thải nhựa một lần và tái chế chất thải nhựa.

Thứ năm, khả năng áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đối với chất thải nhựa. Những cơ chế chính sách cần có và cần tháo gỡ để áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn đối với chất thải nhựa.

Thứ sáu, những đề xuất để thúc đẩy thu gom phế liệu nhựa.

Tọa đàm “Đánh bại ô nhiễm nhựa – Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam” mang đến nhiều thông điệp môi trường quan trọng, tạo sự lan tỏa trong cộng đồng.

Tọa đàm cũng mang lại góc nhìn đa chiều cho các doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách về vấn đề giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa hiện nay dựa trên cách tiếp cận mô hình kinh tế tuần hoàn.

Tọa đàm cũng được truyền tải trực tiếp trên nền tảng môi trường số của Tạp chí Kinh tế Môi trường tại địa chỉ: https://www.youtube.com/@tapchikinhtemoitruong

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ Ban Tổ chức

Điện thoại: 0364.052.512

Email: [email protected]

PV

Bạn đang đọc bài viết Sắp diễn ra Tọa đàm "Đánh bại ô nhiễm nhựa - Thực trạng và giải pháp tại Việt Nam". Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới

Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.