Nhằm tăng cường khả năng chống chịu của nông nghiệp quy mô nhỏ đối với an ninh nguồn nước do biến đổi khí hậu, dự án do GCF tài trợ 30 triệu USD sẽ được triển khai tại 5 tỉnh Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đắk Lắk và Đắk Nông.
Để phát triển bền vững rừng vùng ven biển, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa phê duyệt Đề án “Bảo vệ và phát triển rừng vùng ven biển nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030”, trồng mới 20.000 ha rừng.
Triển lãm rác thải nhựa tổ chức ở Indonesia thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, với tất cả nguyên liệu đều được thu gom từ các con sông và bãi biển bị ô nhiễm bởi rác thải nhựa.
TP.Cần Thơ phát động mọi tầng lớp nhân dân tham gia bảo vệ môi trường. Đối với toàn hệ thống chính trị của thành phố, doanh nghiệp sẽ cùng thực hiện các hoạt động thiết thực để cải thiện môi trường.
Đông Nam Á cần khoản đầu tư trị giá 2.000 tỉ USD trong thập kỷ tới để xây dựng cơ sở hạ tầng bền vững có thể giúp cắt giảm phát thải khí nhà kính của khu vực.
Việc phát triển các kỹ thuật biến đổi gene có thể giúp cây trồng tăng năng suất, giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu và cắt giảm khí thải nhà kính. Điều này được kỳ vọng sẽ có tác dụng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang "nóng" lên trên toàn cầu.
Các nhà khoa học của Ý đã sử dụng các loài động vật không xương sống được gọi là bryozoans và các sinh vật khác làm cảm biến sống ở phòng thí nghiệm “sống” đầu tiên dưới nước của họ nhằm nghiên cứu tình hình biển Địa Trung Hải ngày càng nóng, axit hoá.
Để bảo vệ cá heo sông hồng, loài cá heo sông lớn nhất thế giới, các nhà khoa học đang nỗ lực để giải mã bí ẩn về cuộc sống, về môi trường sống của chúng trước những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và con người.
Để nhận được sự hỗ trợ của Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) trong việc xúc tiến đóng cửa các nhà máy nhiệt điện than trong khu vực, các nước Đông Nam Á phải tuân thủ các quy định chặt chẽ của chương trình. Nhiều thách thức đã được đặt ra.
Rác thải nhựa làm “ngập” các đại dương, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái biển, tẩy trắng các rạn san hô và bào mòn môi trường sống các loài động vật biển. Dọn rác thải nhựa, làm sạch san hô là nhu cầu cấp bách tại nhiều vùng biển trên thế giới.
Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" được Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu nhằm kêu gọi cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường.
Liên quan đến môi trường sinh thái biển và hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ, các nhà khoa học Việt Nam đặc biệt quan tâm đến hiện trạng môi trường phóng xạ trong nước biển và trong trầm tích đáy biển khu vực, hợp tác giảm ô nhiễm rác thải biển và vi nhựa....
Sự phát triển của tảo tại sông Nhuệ ảnh hưởng lớn tới sinh kế của người dân sống xung quanh. Nhờ sử dụng các kỹ thuật hạt nhân, giảm lượng phân bón cho đồng ruộng, các nhà khoa học đã giúp giảm thiểu ô nhiễm, cải thiện được nguồn nước tại đây.
Theo GWEC, việc gia hạn giá FIT thêm 6 tháng cho các dự án điện gió sau ngày 31/10 năm nay sẽ tránh rủi ro cho gần 7 tỉ USD đã rót vào lĩnh vực này ở Việt Nam.
Ban Thư ký Công ước ozone quốc tế đã lựa chọn thông điệp của Ngày Quốc tế bảo vệ tầng ozone năm 2021 là “Nghị định thư Montreal - Làm mát thế giới, bảo quản thực phẩm và vaccine”.