Phát triển cây trồng biến đổi gene để chống biến đổi khí hậu
Việc phát triển các kỹ thuật biến đổi gene có thể giúp cây trồng tăng năng suất, giảm nhu cầu sử dụng thuốc trừ sâu và cắt giảm khí thải nhà kính. Điều này được kỳ vọng sẽ có tác dụng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu đang "nóng" lên trên toàn cầu.
Mới đây, chính phủ Anh đã công bố một kế hoạch nhằm giúp các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên thực địa dễ dàng hơn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo đó, việc chỉnh sửa gene có thể giúp các nhà khoa học nhanh chóng tạo ra các loại cây trồng giàu dinh dưỡng hơn hoặc kháng sâu bệnh hơn.
Các nhà khoa học rút ra sự khác biệt giữa chỉnh sửa gene, liên quan đến việc thao tác các gene trong một loài đơn lẻ và chỉnh sửa gene, chuyển DNA từ loài này sang loài khác.
“Chỉnh sửa gen có khả năng khai thác các nguồn gene mà thiên nhiên đã cung cấp,” Bộ trưởng Môi trường của Anh, ông George Eustice cho biết trong một tuyên bố. “Nó là một công cụ có thể giúp chúng tôi giải quyết một số thách thức lớn nhất mà chúng tôi phải đối mặt - xung quanh vấn đề an ninh lương thực, biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học.”
Các nhà khoa học đang đặt nhiều kỳ vọng đối với hành động này.
Wendy Harwood, người đứng đầu nhóm chuyển đổi cây trồng tại Trung tâm John Innes, một tổ chức 110 năm tuổi nghiên cứu khoa học thực vật và di truyền học cho biết “Công nghệ này có thể tạo ra những thay đổi nhỏ trong DNA của cây trồng dẫn đến những đặc điểm mà chúng ta cần như khả năng kháng bệnh, chất lượng dinh dưỡng tốt hơn hoặc khả năng chống chịu tốt hơn với khí hậu khắc nghiệt.”
Việc đưa vào sử dụng các loại cây trồng biến đổi gene hiện vẫn còn đang gây tranh cãi nhiều trên thế giới. Bởi bên cạnh những lợi ích về kinh tế mang lại (năng suất cây trồng tăng cao, chống chịu sâu bệnh tốt) thì những ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe con người vẫn chưa có kết luận sau cùng. Vì vậy, việc mở rộng các loại cây trồng biến đổi gene trên thế giới hiện nay vẫn đang được tiến hành rất cẩn trọng.
Nguyên Đỗ