Chiến dịch "Làm cho thế giới sạch hơn" được Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu nhằm kêu gọi cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường.
Bộ TN&MT vừa ban hành văn bản gửi các Bộ, ban, ngành, đoàn thể và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để nghị tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021.
Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn được Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc phát động trên phạm vi toàn cầu vào tuần thứ 3 của tháng 9 hằng năm nhằm tuyên truyền, nâng cao nhận thức, kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân và cộng đồng tham gia các hoạt động cải thiện và bảo vệ môi trường.
Trong những năm qua, chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn do Bộ TN&MT tổ chức đã thu hút sự quan tâm, hưởng ứng của các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và đông đảo người dân cả nước.
Năm 2021, do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 tại Việt Nam, việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng chiến dịch phải đảm bảo phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế, tập trung tuyên truyền, truyền thông trực tuyến trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Việt Nam đề nghị cá nhân, tổ chức tham gia chương trình Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021.
Để tổ chức các hoạt động hưởng ứng chương trình Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 được thiết thực, hiệu quả, qua đó thực hiện tốt mục tiêu vừa ưu tiên phòng, chống dịch Covid-19 vừa bảo vệ môi trường, Bộ TN&MT đề nghị các Bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hiệp hội, tập đoàn, doanh nghiệp và các đơn vị liên quan quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn và phối hợp tổ chức các hoạt động hưởng ứng.
Cụ thể, tăng cường kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý các loại chất thải phát sinh trên địa bàn theo đúng quy định; Tập trung giải quyết triệt để các vấn đề ô nhiễm môi trường gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sinh kế người dân.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt nghiêm những hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý chất thải và bảo vệ môi trường, đặc biệt chú trọng công tác vệ sinh, cải thiện chất lượng môi trường khu vực đô thị và nông thôn nhằm hỗ trợ một cách tích cực và hiệu quả cho hoạt động phòng, chống dịch bệnh.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao thức, trách nhiệm của người dân, cộng đồng trong việc bảo vệ, giữ gìn, đảm bảo vệ sinh môi trường trên địa bàn.
Tập trung tuyên truyền các hoạt động phân loại chất thải tại nguồn, giảm thiểu phát sinh chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải; Từ chối sử dụng sản phẩm nhựa sử dụng một lần và túi nilon khó phân hủy; Khuyến khích phát triển, sử dụng các sản phẩm thay thế thân thiện với môi trường; Đồng thời đẩy mạnh việc tuyên truyền về chủ đề, thông điệp và các hoạt động hưởng ứng Chiến dịch Làm cho thế giới sạch hơn năm 2021 trên toàn quốc.
Hướng dẫn, tuyên truyền nâng cao thức, trách nhiệm đối với các siêu thị, chuỗi cung ứng thực phẩm, hàng hoá, các chủ cơ sở kinh doanh, sản xuất, dịch vụ, cửa hàng tạp hóa trong các hoạt động mua sắm, giao đồ ăn, thực phẩm, đồ uống trên địa bàn tăng cường thay thế, sử dụng bằng các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 bằng các hình thức phù hợp đến các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn để hiểu rõ và thực hiện. Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Các cơ quan truyền thông, báo chí, các đài phát thanh, truyền hình tăng thời lượng đưa tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên mục, sản phẩm truyền thông đa phương tiện về các hoạt động bảo vệ môi trường để người dân dễ dàng tiếp cận và thực hiện.
Đặc biệt chú trọng tuyên truyền các nội dung trọng tâm theo hướng dẫn của Bộ TN&MT nhằm hưởng ứng chiến dịch trên toàn quốc.
Giới thiệu các hoạt động nổi bật, phổ biến các mô hình, giải pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Qua đó kịp thời động viên, biểu dương, khen thưởng những tập thể, doanh nghiệp, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, quản lý, giải pháp, sáng kiến thiết thực, hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường.
Bộ TN&MT đề nghị các cơ quan căn cứ điều kiện thực tế tổ chức các hoạt động, nội dung thiết thực hưởng ứng sự kiện; Báo cáo kết quả thực hiện về Bộ TN&MT trước ngày 15/10/2021.
Tổng cộng, các nhà đầu tư Thái Lan có 16 dự án điện gió, điện mặt trời gặp vướng mắc với tổng công suất hơn 1.440MW. Dự kiến trong thời gian tới, Tổ công tác của Bộ Công thương sẽ làm việc với các doanh nghiệp này.
Theo yêu cầu của Thủ tướng việc xử lý các dự án vướng mắc không che giấu, không bỏ sót, không để lọt sai phạm, không để thất thoát tài sản nhà nước nhưng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
UBND TP Hà Nội giao các sở, UBND các quận, huyện đẩy nhanh triển khai nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường, đảm bảo cảnh quan khu vực 2 bên sông Tô Lịch.
Do lưu lượng xe lưu thông trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ hiện vượt quá thiết kế ban đầu, Bộ Xây dựng đã đồng ý với đề xuất mở rộng tuyến đường này từ 6 làn xe lên 10-12 làn xe.
UBND quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa công bố kế hoạch cải tạo vườn hoa Lý Thái Tổ, trong đó đáng chú ý là việc lắp đặt cột mốc km0 ngay phía trước tượng đài Lý Thái Tổ. Dự án dự kiến khởi công vào tháng 4/2025 và hoàn thành vào tháng 10/2025.
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố được Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đôn đốc các nhà thầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 trong tháng 10/2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố.
Trong 6 doanh nghiệp được Tỉnh Đắk Nông thống nhất chủ trương cho nghiên cứu khảo sát, đánh giá đề xuất đầu tư dự án khai thác, chế biến bô xít, hiện đã có 5 đơn vị nộp hồ sơ đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư.
Thủ tướng yêu cầu Dự án đường dây 500kV Lào Cai – Vĩnh Yên hoàn thành chậm nhất ngày 31/8 năm nay, góp phần thúc đẩy tăng trưởng, hoàn thành các mục tiêu, chỉ tiêu đã đề ra.
Người dân xã Đồng Văn, huyện Thanh Chương (Nghệ An) đã tập trung bên bờ sông Lam dựng lán để phản đối hoạt động khai thác cát sỏi của một doanh nghiệp trên địa bàn.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 713/QĐ-TTg về việc thành lập một tổ công tác chuyên trách, với mục tiêu tăng cường hợp tác và chủ động thích ứng với các điều chỉnh chính sách kinh tế, thương mại của Mỹ.
Tối ngày 3/4/2025, tại Nhà Luyện tập và Thi đấu thể dục thể thao tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Liên đoàn Bóng chuyền Việt Nam tổ chức khai mạc Giải Bóng chuyền Cúp Hùng Vương năm 2025.
Ngành gỗ đang đối mặt với nhiều thách thức lớn sau khi Mỹ áp mức thuế đối ứng 46% lên hàng hóa Việt Nam. Đây là một cú sốc đối với các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ, đặc biệt là những đơn vị có tỷ trọng doanh thu phụ thuộc lớn vào thị trường Mỹ.
HATECO đã viết thêm một câu chuyện cổ tích nữa về một cảng biển tuyệt vời trên sông nước Lạch Huyện, Hải Phòng với Cảng Lạch Huyện hiện đại và tầm vóc quốc tế.
Theo thống kê của Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh, trong quý I/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) của Quảng Ninh đạt 10,91%, đứng thứ 3 khu vực đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 7 cả nước
Theo MBS, thuế đối ứng 46% của Mỹ sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các mặt hàng Việt Nam vào Mỹ, ảnh hưởng đến dòng vốn FDI và tỷ giá sẽ phải chịu sức ép do Việt Nam cần phải tăng cường nhập khẩu từ Mỹ.
UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Quyết định về việc chính thức chấp thuận Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Đô thị Nam Định và Công ty Cổ phần nhà Mỹ Xuân Hà Nội nhà đầu tư thực hiện dự án Xây dựng Khu nhà ở xã hội Bãi Viên.
Tài sản 4 tỷ phú USD của Việt Nam gồm ông Phạm Nhật Vượng, Trần Đình Long, Hồ Hùng Anh và bà Nguyễn Thị Phương Thảo giảm hơn 19.000 tỷ đồng chỉ sau một đêm.