Chính quyền phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức (TP.HCM) đã triển khai mô hình văn minh đổi rác lấy gạo tại các ATM. Hơn 1 tấn rác thải tái chế đã được người dân mang đến đổi lấy 1 tấn gạo.
Việt Nam là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu gây ra. Do đó, việc tìm kiếm các ý tưởng, sáng kiến, mô hình ứng phó với biến đổi khí hậu và giảm nhẹ rủi ro thiên tai là một trong những giải pháp cấp thiết nhất.
Hiện tại, Việt Nam nỗ lực hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng không vào năm 2050, IFC ngày 16/12 đã cam kết đầu tư 30 triệu USD để xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn và chuyển hóa thành điện năng tại tỉnh Bắc Ninh.
Đề án này sẽ giúp Quảng Bình phát huy chức năng phòng hộ của rừng ven biển ứng phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy tăng trưởng xanh, giảm nhẹ thiên tai, bảo tồn đa dạng sinh học; Sử dụng rừng bền vững và cải thiện sinh kế cho người dân địa phương.
Ngư nghiệp là một trong những hệ thống lương thực đầu tiên chịu tác động của biến đổi khí hậu. Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế đã xây dựng một khung ra quyết định mới có thể giúp ngành ngư nghiệp tăng cường khả năng thích ứng với biến động môi trường.
Tỉ lệ che phủ rừng của tỉnh Đắk Nông năm 2020 là 38.02%, thấp hơn gần 4% so với tỉ lệ chung của cả nước (42,01%). Tỉnh ủy Đắk Nông từng bước tham gia vào thị trường carbon và phát triển rừng bền vững.
Tổng thống Mỹ đưa ra nhiều biện pháp để giảm khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Chính phủ Mỹ dự định đến năm 2035 chấm dứt mua ôtô chạy bằng khí đốt trong nỗ lực giảm phát thải và thúc đẩy sử dụng ôtô điện.
Rác nhựa vẫn là một trong những vấn đề nghiêm trọng tại Bali (Indonesia). Do đó, phong trào đổi rác thải nhựa lấy gạo đã phát triển thành một sáng kiến được nhân rộng và triển khai ở 200 ngôi làng trên khắp Bali.
Trường Đại học Văn hóa TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Giảm thiểu sản phẩm nhựa sử dụng một lần, tăng cường sản phẩm thân thiện với môi trường tại các di tích và lễ hội vùng Đồng bằng sông Cửu Long”.
Tiểu dự án vệ sinh môi trường bền vững TP.Quy Nhơn đang được đẩy nhanh tiến độ thực hiện, nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan đô thị, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho người dân.
Không nằm ngoài "cuộc chiến" với rác thải nhựa, Việt Nam đã và đang thực thi nhiều chiến lược để giảm thiểu rác thải nhựa, bảo vệ môi trường. Cùng với thịnh vượng về kinh tế, Việt Nam hướng đến mục tiêu bền vững về môi trường.
Nhằm giảm ùn tắc giao thông và ô nhiễm môi trường, Hà Nội đang nghiên cứu theo hướng sau năm 2025 dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận trong phạm vi từ vành đai 3 trở vào trung tâm TP, và sau năm 2030 sẽ dừng hoạt động xe máy trên địa bàn các quận.
Thành phố Hà Nội đang tập trung triển khai công nghệ hiện đại nhất để xử lý rác thải. Dự kiến giai đoạn đến năm 2030, thành phố sẽ giải phóng mặt bằng để kêu gọi đầu tư các nhà máy xử lý chất thải rắn theo công nghệ hiện đại.
Ngành nông nghiệp tỉnh Trà Vinh đang khuyến khích nông dân nhân rộng mô hình sản xuất dừa hữu cơ, hướng đến mục tiêu tăng năng suất, chất lượng trái dừa đồng thời bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần giảm rủi ro do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.
Nhiều dự án thu gom và xử lý nước thải sử dụng nguồn vốn ODA ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hiện nay đang chậm tiến độ, ảnh hưởng tới công tác môi trường trên địa bàn.
Là quốc gia đóng góp lượng chất thải nhựa ra biển lớn thứ hai thế giới Indonesia có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện môi trường từ trẻ con đến người già.