Thứ sáu, 22/11/2024 19:40 (GMT+7)
Thứ sáu, 10/12/2021 11:00 (GMT+7)

Độc đáo sáng kiến đổi rác thải nhựa lấy 'hạt ngọc trời' ở Indonesia

Theo dõi KTMT trên

Rác nhựa vẫn là một trong những vấn đề nghiêm trọng tại Bali (Indonesia). Do đó, phong trào đổi rác thải nhựa lấy gạo đã phát triển thành một sáng kiến được nhân rộng và triển khai ở 200 ngôi làng trên khắp Bali.

Tại Tabanan (Indonesia), Made Janur Yasa - người sáng lập Plastic Exchange, một phong trào trao quyền cho các cộng đồng ở Bali đã khuyến khích người dân thu gom rác thải nhựa đổi lấy gạo. 

Nhận thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại Bali, nhất là khi Bali cũng đang đối mặt với vấn đề nghiêm trọng là ô nhiễm nhựa, vào tháng 5/2020, Janur Yasa đã phát động phong trào Plastic Exchange tại quê hương mình, ở Tabanna để tặng mỗi người 1 kg gạo khi đổi lấy 1 kg phế phẩm nhựa.

Độc đáo sáng kiến đổi rác thải nhựa lấy 'hạt ngọc trời' ở Indonesia - Ảnh 1
Bãi biển Kuta nổi tiếng của Bali tràn ngập rác thải nhựa. (Ảnh: AAP/Komang Erviani)

Từ khi sáng kiến này được phát động vào tháng 5 năm ngoái, riêng người làng Tabanan đã thu được 500 kg rác nhựa bao gồm ống hút, túi nhựa, chai nhựa đã qua sử dụng và nhiều phế phẩm khác, kể cả nhựa tái sử dụng để lấy số gạo tương đương 500 kg.

Các phế phẩm khác như bìa cứng, giấy, lon và chai... cũng được hoan nghênh nhưng tất cả loại rác trên phải được phân loại trước khi mang đến địa điểm trao đổi mỗi tháng một lần. 

Ý tưởng nảy sinh khi đại dịch Covid-19 làm gián đoạn công việc kinh doanh và tính đến đầu tháng 12 này, ông Janur Yasa đã thu gom thành công khoảng 50 tấn rác thải nhựa, cùng lúc giúp mọi người có nhiều lương thực, thực phẩm hơn.

Hơn nữa, Bali đối mặt với vấn đề ô nhiễm rác nhựa nghiêm trọng trong khi Indonesia là quốc gia gây ô nhiễm nhựa đại dương lớn thứ hai trên thế giới sau Trung Quốc.

Vào năm 2019, chính quyền Bali cấm đồ nhựa sử dụng một lần nhưng đến nay, rác nhựa vẫn là một trong những vấn đề của Bali. Cũng có một số người dân trong làng giúp loan tin sáng kiến Plastic Exchange bằng cách dán tờ rơi quảng cáo ở các quán ăn địa phương và đến nay lan tỏa đến 200 ngôi làng trên khắp Bali. 

Khi có nhiều người quan tâm đến chương trình hơn, ông Made Janur Yasa quyết định đổi 4 kg rác nhựa cho 1 kg gạo mới đáp ứng nhu cầu. Vì Bali chưa có nhà máy tái chế nên ông làm việc với một công ty thu gom nhựa và gửi đến Java để tái chế.

Độc đáo sáng kiến đổi rác thải nhựa lấy 'hạt ngọc trời' ở Indonesia - Ảnh 2
Người dân đảo Bali hưởng ứng chương trình đổi rác nhựa lấy gạo. (Ảnh: CNA)

Theo đó, Plastic Exchange không phải là nghĩa vụ. Nếu người dân muốn có gạo, họ có thể thu gom rác thải nhựa. Sự đổi lại của một món quà tích cực là cách Plastic Exchange thúc đẩy mọi người dọn dẹp, thu gom rác thải.

Ông Yasa chia sẻ, mục tiêu tiếp theo của ông là cải tiến nhựa ở Bali thành gạch và sử dụng chúng để xây nhà cho các hộ gia đình khó khăn, đồng thời nhân rộng sáng kiến đến các vùng khác của Indonesia.

Với ý nghĩa tốt đẹp này, những gì vốn chỉ bắt đầu ở Tabanan, nay phát triển thành một sáng kiến được nhân rộng và triển khai ở 200 ngôi làng trên khắp Bali.

Trước đó, nhằm giải quyết vấn đề về nhựa đang ngày càng trầm trọng, Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP) đã công bố Cuộc thi Thử thách sáng tạo giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa (EPPIC) lần thứ hai, với sự hỗ trợ của Bộ Ngoại giao Na Uy và Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy (Norad).

EPPIC tìm kiếm các sáng kiến giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa đại dương - những sáng kiến đang trong quá trình hoàn thiện nhưng thiếu sự hỗ trợ hay các nguồn lực để phát triển. Các giải pháp dự thi thử thách lần này hướng đến giải quyết vấn đề ở hai địa phương có lượng rác thải nhựa lớn, là Mandalika, đảo Lombok ở Indonesia và đảo Samal ở Philippines. Mục tiêu cuối cùng là nhân rộng các giải pháp áp dụng ở hai địa phương này.

Trong đó, ở Indonesia, lượng rác phát thải hàng năm ước tính vào khoảng gần 6,8 triệu tấn và Mandalika, đảo Lombok phát sinh gần 215,7 tấn rác thải sinh hoạt (trong thời kỳ dịch Covid-19). Trước dịch, tính riêng ngành du lịch ở khu vực này đã có tới 13.731 tấn rác mỗi năm.

Lan Anh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Độc đáo sáng kiến đổi rác thải nhựa lấy 'hạt ngọc trời' ở Indonesia. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh niên 9x khởi nghiệp với hoa cẩm cù
Đỗ Văn Phúc (SN 1991) bất ngờ khám phá niềm yêu thích đặc biệt với hoa cẩm cù. Từ đó, anh đã biến đam mê này thành sự nghiệp, gặt hái thành công và tạo ra nguồn thu nhập ổn định tại Bình Phước.

Tin mới