Thứ sáu, 19/04/2024 01:00 (GMT+7)
Thứ sáu, 26/11/2021 09:00 (GMT+7)

Indonesia: Nỗ lực bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất

Theo dõi KTMT trên

Là quốc gia đóng góp lượng chất thải nhựa ra biển lớn thứ hai thế giới Indonesia có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện môi trường từ trẻ con đến người già.

Khôi phục văn hóa đọc gắn với bảo vệ môi trường

Một thủ thư tại Java, Indonesia, đang cho trẻ em mượn sách để đổi lấy rác thu gom bởi chính những đứa trẻ này. Mục đích của sáng kiến trên đơn giản là để dọn dẹp và làm sạch môi trường một cách mới mẻ, đồng thời khuyến khích trẻ em đọc sách nhiều hơn.

Mỗi ngày, cô Raden Roro Hendarti dùng chiếc xe 3 bánh của mình chở đầy các chồng sách đến để trao cho trẻ em ở làng Muntang, đổi lấy cốc nhựa, túi và các loại rác thải khác để mang về. Cô chia sẻ, mình đang giúp khắc sâu nhận thức về việc đọc sách và môi trường ở trẻ em. Ngay khi cô xuất hiện, các em nhỏ, nhiều em trong số đó đi cùng với bố mẹ, vây quanh “thư viện đổi rác” của cô và sôi nổi tìm mượn sách.

Indonesia: Nỗ lực bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất - Ảnh 1
Thư viện của Raden cho phép trẻ em đổi rác để mượn sách. (Ảnh: Báo Giáo dục và thời đại)

Tất cả các em nhỏ khi đến đều mang theo túi rác và nhanh chóng lấp đầy chiếc xe của Raden. Cô gái lấy làm vui vì những đứa trẻ này sẽ dành thời gian để đọc thay vì chỉ giải trí bằng các trò chơi trực tuyến. Raden nói: “Chúng ta hãy xây dựng văn hóa biết đọc biết viết từ tuổi nhỏ để giảm thiểu tác hại của thế giới trực tuyến. Ta cũng nên quan tâm đến chất thải của mình để chống lại biến đổi khí hậu và cứu trái đất khỏi rác”. 

Mỗi tuần, Raden thu thập được khoảng 100 kg rác thải. Khối lượng này được cô cùng các đồng nghiệp phân loại, sau đó gửi đi tái chế hoặc bán đi. Cô sở hữu kho sách khoảng 6.000 cuốn có thể cho mượn với mong muốn rằng “dịch vụ” lưu động này có thể tiếp tục được mở rộng.

Kevin Alamsyah, một cậu bé 11 tuổi ham đọc sách, đã tranh thủ tìm kiếm rác thải nằm trong làng để sử dụng “thư viện” này. Cậu bé nói: “Khi có quá nhiều rác, môi trường của chúng ta sẽ trở nên bẩn thỉu và không có lợi cho sức khỏe. Đó là lý do tại sao em đi thu gom rác và dùng chúng để đổi lấy sách”.

Jiah Palupi, người đứng đầu thư viện công cộng chính trong khu vực cho biết, việc làm của Raden đã góp phần lớn vào nỗ lực chung của họ trong việc chống lại chứng nghiện trò chơi trực tuyến ở giới trẻ và thúc đẩy thói quen đọc sách. 

Tỉ lệ biết chữ của thanh niên trên 15 tuổi ở Indonesia là khoảng 96%. Tuy nhiên, một báo cáo vào tháng 9 của Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19 sẽ khiến hơn 80% thanh thiếu niên 15 tuổi không thể đảm bảo khả năng đọc viết thông thạo tối thiểu theo quy chuẩn của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế.

Indonesia thúc đẩy bảo vệ môi trường

Là quốc gia đông dân thứ 4 trên thế giới, có dân số ven biển đông đảo với trên 18.000 hòn đảo, vì vậy, không ngạc nhiên khi Indonesia là quốc gia đóng góp lượng chất thải nhựa ra biển lớn thứ 2 thế giới (1,29 triệu tấn nhựa mỗi năm). Đây cũng là quốc gia có nhiều nỗ lực đáng kể trong việc cải thiện môi trường biển. 

Theo tư liệu của MWRP, công tác phối hợp, nâng cao năng lực địa phương trong hoạt động quản lý chất thải đạt thành công đáng kể ở tỉnh Nam Sulawesi, đặc biệt là thành phố Makassar. “Ngân hàng rác thải” đã được thực hiện rất sớm tại quận Somba Opu, tạo động lực cho người dân đến “bán rác” kiếm thêm thu nhập, đồng thời tạo tiền đề cho các địa phương khác học theo và áp dụng.

Indonesia: Nỗ lực bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất - Ảnh 2
Những bãi rác thải đạo dương tại Indonesia. (Ảnh minh họa)

Mặt khác, chính quyền thành phố Makassar tích cực tiếp cận với cư dân để “đồng hành” cùng họ thực hiện các chính sách quản lý chất thải của nhà nước một cách hiệu quả.

Bên cạnh đó, việc áp dụng công nghệ vào quản lý rác thải cũng được chú trọng. Có thể kể đến, quỹ Gringgo Indonesia (Gringgo) được thành lập vào năm 2017 từ công ty khởi nghiệp công nghệ PT Gringgo, tập trung vào lĩnh vực quản lý chất thải rắn ở Bali. Mục tiêu chính của Gringgo là giải quyết cuộc khủng hoảng rác thải đô thị và các vấn đề ô nhiễm nhựa trên biển từ các nước đang phát triển ở châu Á. 

Kể từ khi thành lập, Gringgo đã phát triển các giải pháp công nghệ để cải thiện hệ thống quản lý chất thải rắn (SWM) ở Bali và giảm các nguồn ô nhiễm nhựa trên đất liền. Dựa trên những bài học rút ra từ dự án thí điểm tại làng Sanur Kaja ở Denpasar, Gringgo hiện đang nghiên cứu, phát triển “Công nghệ phòng chống nhựa đại dương và tái chế mở rộng” (T.O.P.P.E.R.). 

Theo đó, dự án nghiên cứu này bước đầu thu thập và duy trì dữ liệu về thành phần và “hệ sinh thái” chất thải rắn trong thành phố này, nhằm cung cấp phân tích cho các nhà điều hành, quản lý chất thải để cải thiện hiệu quả việc thu gom, xử lý rác thải trong hiện tại và tương lại.

Sau khi xây dựng được hệ thống dữ liệu đáng tin cậy, Gringgo tiếp tục tham mưu, góp ý, hỗ trợ việc thiết lập giải pháp, mô hình cung cấp các dịch vụ cộng đồng và cải thiện hợp tác giữa cư dân cộng đồng và nhà điều hành quản lý chất thải rắn thành phố.

Mặt khác, quần đảo Kepulauan Seribu là một chuỗi các đảo “nhạy cảm” về mặt sinh thái ngoài khơi của Jakarta khi đối mặt với lượng khách du lịch “quá tải” trong nhiều năm qua. Đáng nói, vị trí của quần đảo có liên quan mật thiết đến các dòng hải lưu dẫn từ đất liền. Hàng năm, cứ đến mùa mưa, ước tính có tới 40.000 tấn rác thải trôi nổi ở vùng biển quanh các đảo, phần lớn là rác thải nhựa.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Indonesia: Nỗ lực bảo vệ môi trường từ những việc nhỏ nhất. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Campuchia quyết tâm xây kênh đào Phù Nam Techo
Thủ tướng Camphuchia Hun Manet khẳng định rằng kênh đào Phù Nam Techo, với chi phí xây dựng 1,7 tỷ USD sẽ chỉ phục vụ việc thúc đẩy nền kinh tế đất nước và không gây ra mối đe dọa an ninh nào cho các quốc gia khác.

Tin mới