TP.HCM triển khai ATM gạo 'ăn rác'
Chính quyền phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức (TP.HCM) đã triển khai mô hình văn minh đổi rác lấy gạo tại các ATM. Hơn 1 tấn rác thải tái chế đã được người dân mang đến đổi lấy 1 tấn gạo.
Cây ATM 2 chiều tại TP. HCM
Cây ATM gạo “ăn rác” được UBND phường Bình Thọ, TP. Thủ Đức (TP.HCM) thực hiện, đặt tại khu phố 3. Thay bằng cho cây ATM gạo hoạt động một chiều, chính quyền đã vận dụng vừa chăm lo cho dân vừa làm sạch thành phố bằng việc mang rác đến ATM đổi gạo.
Từ sáng sớm, cây ATM đã tiếp rất đông khách hàng, những người đến đổi chủ yếu là người có thu nhập thấp, làm nghề phế liệu, các em nhỏ, nhưng trong đó cũng không thiếu người có thu nhập ổn định, một số người mang rác đến chỉ để đổi lấy… niềm vui bởi được góp sức làm sạch môi trường thông qua việc phân loại rác, bỏ rác đúng địa chỉ có thể tái chế thay cho việc vứt bừa bãi ra thùng rác.
Hơn 1 tấn rác thải tái chế đã được người dân mang đến đổi lấy 1 tấn gạo. “Cứ 1 kg rác tái chế mang đến, người dân sẽ được tặng 1kg gạo. Chúng tôi còn lập những gian hàng quần áo 0 đồng tại chỗ, bà con được chọn những bộ quần áo vừa ý”- ông Lê Hữu Nghị - Chủ tịch UBND phường Trường Thọ cho biết.
Đây là lần thứ hai chính quyền phường Bình Thọ tổ chức hoạt động đầy ý nghĩa này. Lần đầu tiên vào tháng 11 cũng có hơn 1 tấn gạo được trao cho nhân dân.
Lãnh đạo phường cho biết, toàn bộ số rác tiếp nhận được, phường sẽ chuyển giao cho bộ phận môi trường đô thị. Kinh phí thu về sẽ được bổ sung vào Quỹ Vì người nghèo, tiếp tục chăm lo cho những hoàn cảnh khó khăn, nhất là khi cái Tết đang cận kề và ước muốn chăm chút cho người nghèo một cái Tết tươm tất vẫn còn gặp nhiều gian khó do Covid-19.
Cần nhân rộng mô hình đổi rác lấy nhu yếu phẩm
Theo thống kê của ngành TN-MT, năm 2020 tỷ lệ rác thải sinh hoạt đô thị thu gom là 89,9%. Riêng khu vực nông thôn, hầu hết các xã đều thành lập các hợp tác xã, tổ dịch vụ vệ sinh môi trường thực hiện thu gom, vận chuyển nhưng tỷ lệ không cao do một số ấp chưa có xe thu gom rác đến nơi.
Hàng năm, Sở TN-MT đều dành một phần kinh phí sự nghiệp môi trường hỗ trợ và phối hợp với các ngành, đoàn thể như: Hội Nông dân, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh... trong xây dựng các mô hình xử lý rác. Đồng thời, đã tổ chức hơn 42 lớp triển khai các văn bản quy phạm pháp luật về BVMT và thực hiện nhiều mô hình ủ rác hữu cơ thành phân compost cho các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh để người dân biết cách phân loại rác tại chỗ.
Điều đáng ghi nhận là nhiều địa phương đã xây dựng các mô hình quản lý rác thải hay và tạo được tính lan tỏa mạnh. Đơn cử như doanh nghiệp Lý Toản (TP. Bạc liêu) với mô hình “Đổi rác thải lấy gạo”, hay như mô hình thu mua bọc nylon bán cho các doanh nghiệp sản xuất nhựa của Hội LHPN huyện Phước Long.
Mới đây, Huyện đoàn Phước Long cũng đã phát động phong trào đồng hành chia khó cùng học sinh nghèo thông qua chương trình “Đổi rác thải nhựa lấy dụng cụ học tập” và đang nhân rộng trong tất cả các trường tiểu học, trung học cơ sở trong năm học 2021 - 2022.
Thiết nghĩ, các địa phương cần tích cực nhân rộng những cách làm sáng tạo, thiết thực này, bởi đây cũng là một trong những giải pháp quan trọng trong việc thực hiện tốt chương trình “Nói không với rác thải nhựa”.
Chị Nguyễn Thị Huệ, hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Cà Mau chia sẻ: “Chị em đã tận dụng các vỏ chai nhựa, chai nước rửa chén, nước suối để tạo ra những bình hoa, cây cảnh tạo cảnh quang thoáng mát trong gia đình. Hoặc làm trò chơi cho trẻ em như: hộp đựng bút, kệ sách, đồ trang trí... Sử dụng sản phẩm này giúp các em hạn chế dùng điện thoại và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em từ nhỏ”.
Nguyễn LInh (T/h)