Chủ nhật, 06/04/2025 11:30 (GMT+7)
Thứ sáu, 27/11/2020 16:38 (GMT+7)

TP.HCM cần 29.000 tỉ đồng để xử lý chất thải rắn trong 5 năm tới

Theo dõi KTMT trên

Để xử lý chất thải rắn trong 5 năm tới, TP.HCM sẽ cần gần 29.000 tỉ đồng, từ nhiều nguồn như ngân sách, ODA, xã hội hóa, doanh nghiệp...

Đề án quy hoạch xử lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn năm 2050 vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) gửi UBND TP.HCM, nhằm thúc đẩy quản lý việc phân loại, thu gom, tái chế chất thải rắn ở thành phố. Đề án nếu được thông qua sẽ gửi lên Bộ Xây dựng thẩm định, trình Thủ tướng phê duyệt.

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2020 - 2025 dự tính gần 29.000 tỉ đồng, từ nhiều nguồn như ngân sách, ODA, xã hội hóa, doanh nghiệp...

Cụ thể, 14.500 tỉ đồng để chuyển đổi công nghệ xử lý chất thải rắn, trong đó dành 9.500 tỉ đồng để chuyển đổi công nghệ hai nhà máy và 5.000 tỉ đồng đầu tư nhà máy mới công suất 2.000 tấn/ngày.

TP.HCM cần 29.000 tỉ đồng để xử lý chất thải rắn trong 5 năm tới - Ảnh 1
Ảnh minh họa. (Internet)

3.300 tỉ đồng cho đầu tư xây dựng hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật các khu xử lý chất thải rắn tập trung ở Tây Bắc, Đa Phước và Khu công nghệ môi trường xanh - Long An.

Đầu tư hạ tầng kỹ thuật trạm trung chuyển chất thải rắn công nghiệp hết 1.700 tỉ đồng.

Chi phí hoàn thiện cơ cấu tổ chức, bộ máy nhân sự và nguồn lực tài chính cho công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hoạt động phân loại rác tại nguồn, thu gom, vận chuyển, trung chuyển và xử lý chất thải rắn từ thành phố đến các quận, huyện là 1.250 tỉ đồng cho 5 năm.

1.200 tỉ đồng để di dời các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại hiện hữu (12 nhà máy) vào khu xử lý chất thải tập trung.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, kết quả của công cuộc cách mạng 4.0 vào công tác quản lý chất thải rắn, giữ gìn vệ sinh môi trường, sông, kênh, rạch là 500 tỉ đồng.

Theo thống kê của Sở TN&MT TP.HCM, chỉ tính từ năm 2017 đến nay lượng rác thải sinh hoạt đã tăng từ 7.000 tấn/ngày lên gần 10.000 tấn/ngày. Còn rác thải công nghiệp cũng tăng từ 1.000 tấn/ngày lên 2.500 tấn/ngày. Riêng rác thải xây dựng đã tăng từ 500 tấn/ngày lên 1.500 tấn/ngày… Đó là chưa kể lượng rác thải bị đổ bỏ lén lút ra môi trường chưa kiểm soát được.

Dựa trên cơ sở này đủ để thấy lượng rác thải nói chung của thành phố đều có mức tăng trên 15%. Và điều này sẽ là áp lực rất lớn đến hoạt động thu gom, xử lý chất thải của thành phố, nhất là trong bối cảnh công nghệ xử lý rác thải chủ yếu của thành phố là chôn lấp hợp vệ sinh.

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết TP.HCM cần 29.000 tỉ đồng để xử lý chất thải rắn trong 5 năm tới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Sắp áp hạn ngạch phát thải cho 150 doanh nghiệp lớn nhất
Chính phủ dự kiến phân bổ hạn ngạch khí nhà kính cho các cơ sở thuộc ba ngành: nhiệt điện, thép và xi măng, chiếm 40% tổng lượng phát thải toàn quốc. Cơ chế này nhằm thúc đẩy giảm phát thải và phát triển thị trường carbon trong nước.

Tin mới