Theo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này sẽ ưu tiên hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, bảo đảm đồng bộ, hiện đại, thúc đẩy liên kết với các tỉnh trong vùng Đồng bằng sông Hồng.
Năm 2025, UBND tỉnh Hải Dương xây dựng kịch bản chi tiết điều hành kinh tế - xã hội theo từng quý, có kịch bản cho từng lĩnh vực từ đầu tư công và thu ngân sách. Đây là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của đất nước không chỉ trong khuôn khổ một ngành kinh tế mà còn là nguồn tài nguyên tiềm lực, động lực phát triển của thương mại và nền kinh tế Việt Nam.
Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, việc xây dựng và phát triển thị trường tài chính xanh trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết để đảm bảo cho một tương lai bền vững.
Phát triển chăn nuôi tuần hoàn là hướng đi đúng đắn và phù hợp với yêu cầu khắt khe từ thị trường. Hướng đi này không chỉ giúp cải thiện hiệu quả kinh tế mà còn tạo nền tảng vững chắc cho việc xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi sạch ra thế giới.
Những năm gần đây, người dân ở huyện Thanh Liêm (Hà Nam) tích cực đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp. Cơ giới hóa đã phát huy tốt hiệu quả, tạo động lực để địa phương này phát triển nông nghiệp bền vững.
Chuyển đổi xanh đang là xu thế trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường. Tại Việt Nam, quá trình chuyển đổi xanh không chỉ là một lựa chọn, mà còn là một yêu cầu bức thiết để đảm bảo sự phát triển bền vững.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Nghị định về cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn. Theo đó, Bộ đề xuất 4 lĩnh vực được phép thử nghiệm tại cơ chế thử nghiệm phát triển kinh tế tuần hoàn.
Người dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đã và đang thay đổi tư duy, chuyển từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang làm kinh tế nông nghiệp. Nhiều phương thức canh tác mới, hiện đại, an toàn được người dân áp dụng có hiệu quả.
Năm 2025, tỉnh Nam Định chủ trương thực hiện các giải pháp đồng bộ, trọng tâm để hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế theo hướng bền vững.
Tại buổi họp báo chiều 2/1, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương công bố tổng thu ngân sách năm 2024 của tỉnh đạt 30.774 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2023. Đây là lần đầu tiên tỉnh này gia nhập nhóm các tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách cán mốc 30.000 tỷ đồng.
Nông nghiệp là ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh Nam Định. Nhằm thúc đẩy phát triển bền vững ngành nông nghiệp, tỉnh này đã đẩy mạnh các hoạt động kết nối, chuyển giao thành tựu khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo vào sản xuất nông nghiệp.
Xác định chi đầu tư công là chi cho đầu tư phát triển, HĐND TP.Hải Phòng quyết định nâng mức chi đầu tư công năm 2025 lên tới 25.428,833 tỷ đồng, tăng hơn 3.591 tỷ đồng so với năm 2024.
Trong năm 2024, lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên có xu hướng phát triển mạnh, cho năng suất cao. Những chuyển biến tích cực của ngành trồng trọt và chăn nuôi đã giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
Huyện Đông Hưng (Thái Bình) đã có 22 sản phẩm OCOP hạng 3 sao và 4 sao. Mới đây, huyện này có thêm 4 sản phẩm được Hội đồng chấm điểm và đánh giá đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn OCOP.
Ngày 27/12/2024, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và đề ra nhiệm vụ phương hướng hoạt động năm 2025.
Vùng biển Hải Phòng có tính đặc thù cao về đa dạng sinh học với nhiều hệ sinh thái tiêu biểu và loài sinh vật biển quý hiếm. Việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên tự nhiên được thành phố này chú trọng thực hiện nhằm phát triển theo hướng bền vững.
Chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế số và khai thác giá trị di sản không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là cơ hội để TP.Hạ Long (Quảng Ninh) khẳng định thương hiệu địa phương.