Trong năm 2024, lĩnh vực trồng trọt và chăn nuôi của tỉnh Hưng Yên có xu hướng phát triển mạnh, cho năng suất cao. Những chuyển biến tích cực của ngành trồng trọt và chăn nuôi đã giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, ổn định đời sống.
Huyện Đông Hưng (Thái Bình) đã có 22 sản phẩm OCOP hạng 3 sao và 4 sao. Mới đây, huyện này có thêm 4 sản phẩm được Hội đồng chấm điểm và đánh giá đủ điều kiện đạt tiêu chuẩn OCOP.
Ngày 27/12/2024, Hội hữu nghị Việt Nam - Ấn Độ TP Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động năm 2024 và đề ra nhiệm vụ phương hướng hoạt động năm 2025.
Vùng biển Hải Phòng có tính đặc thù cao về đa dạng sinh học với nhiều hệ sinh thái tiêu biểu và loài sinh vật biển quý hiếm. Việc gìn giữ, bảo vệ tài nguyên tự nhiên được thành phố này chú trọng thực hiện nhằm phát triển theo hướng bền vững.
Chuyển đổi sang kinh tế xanh, kinh tế số và khai thác giá trị di sản không chỉ là xu thế tất yếu mà còn là cơ hội để TP.Hạ Long (Quảng Ninh) khẳng định thương hiệu địa phương.
Tài nguyên văn hóa, di sản văn hóa là điểm khác biệt giúp tỉnh Ninh Bình tự tin vươn ra thế giới. Di sản cần được khai thác có hiệu quả để biến tài nguyên di sản thành của cải vật chất, thúc đẩy sự phát triển bền vững của địa phương này.
Thượng tướng Vũ Hải Sản, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị Tổng công ty Đông Bắc đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm về kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn gắn với thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở các tỉnh Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ.
Sáng 23/12, tại tọa đàm “Luật Bảo vệ môi trường - Hành lang pháp lý cho phát triển xanh và kinh tế tuần hoàn”, các đại biểu đã đề xuất nhiều giải pháp thực thi hiệu quả để luật hóa chủ trương, chính sách, hướng tới phát triển xanh, phát triển bền vững.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã phát triển được khoảng 92 ha nhà màng sản xuất nông nghiệp, dự kiến sẽ còn tăng nhanh trong vài năm tới. Các mô hình nhà màng là một trong những “đòn bẩy” để tỉnh này thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Những năm gần đây, tỉnh Hưng Yên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Song song với đó, tỉnh này cũng chú trọng thực hiện nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường để phát triển bền vững.
Tại Hội thảo “Tài chính xanh - Giải pháp thúc đẩy nhằm hướng đến phát triển bền vững ở Việt Nam”, nhiều giải pháp đã được các chuyên gia và nhà khoa học đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả phát triển tài chính xanh.
Với sự tham gia tích cực của doanh nghiệp cùng sự nỗ lực của bà con nông dân, nhiều giải pháp hiệu quả sẽ được đưa ra để thúc đẩy một nền nông nghiệp phát triển bền vững.
Tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu phát triển các khu công nghiệp không chỉ phục vụ tăng trưởng kinh tế mà còn đáp ứng các tiêu chí bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững. Nơi đây đang là "bến đỗ" đầu tư các dự án xanh của nhiều doanh nghiệp.
Ninh Bình là điểm đến hấp dẫn với nhiều cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hóa đặc sắc. Nơi đây còn là một trong những hình mẫu về phát triển du lịch bền vững với sự chung tay, đồng hành của cả chính quyền và người dân.
Trong bối cảnh toàn cầu đang đối mặt với biến đổi khí hậu và nhu cầu phát triển bền vững, việc tiếp cận dòng vốn xanh trở thành một chiến lược quan trọng cho các doanh nghiệp. Để tiếp cận được nguồn vốn này, doanh nghiệp Việt cần những bước đi cụ thể.
Năm 2024, tỉnh Bắc Giang tiếp tục tạo nên những “con số” ấn tượng trong bức tranh kinh tế - xã hội khi tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 13,85%, dẫn đầu cả nước. Trước đó, năm 2023 tỉnh này cũng dẫn đầu cả nước về tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Huỳnh Thành Đạt, Chương trình Khoa học và Công nghệ NetZero sẽ là nền tảng, cơ sở để tạo ra các giải pháp đột phá trong công nghệ thu giữ, lưu trữ carbon, giảm phát thải khí nhà kính, hướng đến nền kinh tế xanh...
Quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp IPHM là một hệ thống quản lý cây trồng mà các biện pháp tác động dựa trên nền tảng môi trường cụ thể. Mục tiêu của chương trình này là nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.
Phát biểu tại phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2024, bà Ramla Khalidi, Đại diện thường trú Chương trình Phát triển Liên hợp quốc đề xuất 4 con đường chính mà Việt Nam cần ưu tiên để đẩy nhanh chuyển đổi sang nền kinh tế tuần hoàn.
UBND tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức hội nghị nghe báo cáo phương án đầu tư Dự án xây dựng nhà ở xã hội từ nguồn vốn của Quỹ đầu tư phát triển tỉnh. Tổng vốn đầu tư dự kiến khoảng 1.844 tỷ đồng, thời gian thực hiện từ 2025-2030.