Thứ sáu, 29/03/2024 00:11 (GMT+7)
Thứ tư, 22/04/2020 16:10 (GMT+7)

'Việt Nam đặc biệt tránh bài học như Singapore, không được chủ quan'

Theo dõi KTMT trên

Sau ngày 22/4, nhiều tỉnh, thành sẽ hết thời hạn cách ly xã hội. Cùng với đó, nhiều biện pháp được nới lỏng, nhưng không được chủ quan trong phòng dịch.

Sau ngày 22/4, Hà Nội, TPHCM và 10 tỉnh thành khác sẽ hết thời hạn cách ly xã hội để phòng, chống dịch Covid-19. Đánh giá diễn biến dịch bệnh thời gian qua, đồng thời tham khảo dự báo, phân tích và đề xuất của các nhà khoa học, nhóm chuyên gia, Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 đã đề xuất Nhóm nguy cơ cao chỉ còn Hà Nội; Nhóm có nguy cơ gồm TP Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Hà Giang và Nhóm nguy cơ thấp gồm 59 địa phương còn lại.

Với Nhóm nguy cơ cao - Hà Nội, Ban chỉ đạo đề xuất tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16/CT-TTg thêm 1 tuần nữa - đến hết 30/4/2020. Với Nhóm có nguy cơ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố quyết định theo tình hình thực tiễn tại địa phương nhưng phải bảo đảm phòng, chống dịch.

Trao đổi với phóng viên, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế) nhấn mạnh, dù dịch bệnh đang được kiểm soát và tình hình tốt lên, thì điều quan trọng trong nỗ lực phòng, chống dịch Covid-19 vẫn là không được chủ quan.

'Việt Nam đặc biệt tránh bài học như Singapore, không được chủ quan' - Ảnh 1
PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện Y tế công cộng (Bộ Y tế).

PV: Sau ngày 22/4, chúng ta nới lỏng cách ly xã hội để phòng dịch Covid-19. Trong bối cảnh hiện nay, 4 an toàn sẽ được áp dụng như thế nào?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Tôi nghĩ phải 5 an toàn. Thứ nhất vẫn phải tiếp tục đeo khẩu trang và đeo khẩu trang vô cùng quan trọng trong việc phòng chống các bệnh lây qua đường hô hấp mà Covid-19. Thứ hai là duy trì, tránh việc giao tiếp gần dưới 2 mét; Thứ 3 là không nên tụ tập đông người; Thứ 4 là hạn chế đi ra khỏi nhà nếu không cần thiết và đặc biệt lưu ý những đối tượng người cao tuổi, người có bệnh nền.

Thứ 5 là khai báo y tế - đây là vấn đề rất quan trọng, khi có những triệu chứng như: sốt, ho, khó thở… là những triệu chứng điển hình, kể cả mệt mỏi không tìm ra nguyên nhân… Khai báo, nhất là với y tế cơ sở sẽ có tư vấn, người dân sẽ được hướng tới làm xét nghiệm, chẩn đoán điều trị.

PV: Các tỉnh, thành đang bắt đầu cho học sinh đi học lại, theo ông đâu là sẽ biện pháp đảm bảo an toàn nhất cho trường học?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Một thời gian dài học sinh đã nghỉ học, bây giờ đi học trở lại thì quan trọng nhất là đảm bảo trường học an toàn. Muốn vậy phải tạo ra được cho học sinh yên tâm, các phụ huynh yên tâm tạo tâm lý tốt cho học sinh và gia đình.

Ban Chỉ đạo Quốc gia đã chỉ đạo Bộ Giáo dục, Bộ Y tế xây dựng những quy định làm thế nào để trường học an toàn. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) sẽ có những quy định chi tiết cụ thể. Trong đó có những nguyên tắc bắt buộc như: Học sinh phải đeo khẩu trang, ngồi giãn cách, vệ sinh khử khuẩn bàn ghế hàng ngày và những trường hợp nếu cho cháu nào bị sốt, thông qua việc đo nhiệt độ tại trường và khai báo của gia đình đều phải khai báo và cho học sinh đó nghỉ học.

Việc vệ sinh khử khuẩn trường học là vô cùng quan trọng cần thiết như: Rửa tay, lau chùi bàn ghế. Tôi cũng khuyến cáo các bà mẹ nên trang bị cho mỗi con em mình một lọ dung dịch rửa tay sát khuẩn ngoài việc nhà trường bố trí các điểm rửa tay xà phòng, dung dịch sát khuẩn…

Lưu ý, hiện nay với các trường trung học, đại học, các trường có ký túc xá thì việc ăn ở của các em, phòng bệnh trong khu tập trung cũng phải đặt lên hàng đầu. Chứ chỉ chú ý ở lớp, ở trường mà không chú ý cho các nơi ăn, chốn ở cũng rất dễ lây lan trong môi trường đó, bởi không thực hiện triệt để được khoảng cách giao tiếp của các em ở nơi ở.

PV: Ông có đánh giá gì về diễn biến dịch bệnh trong thời gian tới? Việt Nam sẽ chống dịch thế nào để duy trì hiệu quả và khả năng kiểm soát khi hoạt động sản xuất, kinh doanh sẽ được nới lỏng?

PGS.TS Trần Đắc Phu: Vừa qua, Singapore đã có trường hợp bùng phát dịch bệnh ở những khu lao động tự do nhập cư, chính vì vậy sắp tới, như Thủ tướng đã chỉ đạo, mỗi ngành nghề, mỗi hình thức kinh doanh mở ra để phát triển kinh tế, tạo điều kiện an sinh xã hội, thu nhập cho người dân là rất cần thiết.

Khi hoạt động trở lại, mỗi loại hình, ngành nghề phải có những hướng dẫn, quy định chi tiết riêng. Hiện Bộ Y tế đã xây dựng những hướng dẫn nguyên tắc chung với từng môi trường cụ thể như: Trong nhà máy xí nghiệp, cho hệ thống phương tiện công cộng, cho các loại hình phương tiện giao thông…

Mỗi Bộ ngành cũng cần có quy định cụ thể riêng. Ví dụ như: Bán hàng cà phê thì phải làm như thế nào cho người bán và cho khách đến uống rất cụ thể, đeo khẩu trang, bố trí bàn ngồi giãn cách như thế nào để thành quy định.

Thời gian tới còn quy định có mỗi cửa hàng chỉ được bán hàng tối đa cho bao nhiêu người, càng chi tiết, càng cụ thể thì người dân mới dễ thực hiện và dễ cho việc các cơ quan chức năng đi kiểm tra.

Việc kiểm tra cũng vô cùng quan trọng để có thể quyết định cho việc hoạt động hay không thì mới đảm bảo nguyên tắc phòng bệnh.

Từ ngày 23/4, các hoạt động sản xuất, kinh doanh được nới lỏng. Tất cả vấn đề này, các tỉnh phải có quy định. Hiện nay, đã có những quy định cho các xí nghiệp và nhiều công ty đã là rất tốt như: Đo nhiệt độ của cán bộ, công nhân vào, bố trí ngồi cách nhau kể cả lúc ăn, đeo khẩu trang… kể các các khu ở của công nhân cũng phải có những quy định tối thiểu nhưng quan trọng là phổ biến, tuyên truyền để những người lao động biết cách phòng bệnh.

Trong đó, quan trọng nhất là đeo khẩu trang, sự tiếp xúc giữa các hộ gia đình công nhân, các nhóm dân cư với nhau. Thực tế trong gia đình vẫn phải tiếp xúc gần nhưng quan trọng là tiếp xúc giữ gia đình này với gia đình khác việc đi ra ngoài…Những gia đình nào có dấu hiệu bệnh phải được khám, điều trị, phòng bệnh tối đa. Điều quan trọng nhất là tuyên truyền và ý thức của người dân.

Đặc biệt tránh bài học như Singapore, để không chủ quan. Cứ nghĩ bệnh ở những đối tượng khác nhưng các gia đình công nhân ở các khu công nghiệp mới là đối tượng cần quản lý, cảnh báo để sớm phát hiện những ca bệnh đầu tiên nếu có ở những nơi nguy cơ cao; nếu có thì khẩn trương khoanh vùng thì sẽ khống chế được ổ dịch.

PV: Xin cảm ơn ông!

Thiên Bình

Bạn đang đọc bài viết 'Việt Nam đặc biệt tránh bài học như Singapore, không được chủ quan'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.