Việt Nam cho rằng cần có những biện pháp bền vững nhằm tăng năng lực của các nước đang phát triển, các nước bị ảnh hưởng bởi xung đột trong bảo đảm lương thực và cải thiện mức sống của người dân.
Theo dự báo của Liên Hợp Quốc, mức tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2022 có thể xuống 3,1% khi cuộc chiến ở Ukraine đã làm tăng giá thực phẩm và hàng hóa toàn cầu và gia tăng sức ép lạm phát và ảnh hưởng tới khả năng phục hồi sau đại dịch.
Hưởng ứng Tuần lễ Biển và Hải đảo Việt Nam và Ngày Đại dương thế giới năm 2022 với chủ đề được Liên hợp quốc lựa chọn là “Hồi sinh: cùng hành động vì đại dương”.
BĐKH là một trong những thách thức lớn nhất với nhân loại thế kỷ 21. Do vậy, Liên Hợp Quốc đã kêu gọi nỗ lực hơn nữa để cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính, đồng thời thành lập nhóm chuyên gia mới để hiện thực hóa cam kết phát thải ròng bằng 0.
Năm 2022 đánh dấu kỷ niệm 40 năm kể từ khi Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển được thông qua. Đây là dịp để các quốc gia xem xét và làm mới các cam kết đối với đại dương, sử dụng bền vững, bảo tồn đại dương và giải quyết ô nhiễm rác thải nhựa.
Liên Hợp Quốc nhấn mạnh đoàn kết quốc tế trong ứng phó khủng hoảng và tái thiết sau thảm họa. Các cơ quan Liên Hợp Quốc đang phối hợp chặt chẽ với Tonga, các đối tác và các nhà tài trợ để hỗ trợ Tonga khắc phục hậu quả thiên tai.
Theo Liên hợp quốc, khoảng 20%-50% đất trồng trọt ở tất cả các châu lục đã trở nên quá mặn, tạo ra thách thức đáng kể cho hơn 1,5 tỷ người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
Báo cáo mới công bố của cơ quan nông nghiệp Liên Hợp Quốc, ô nhiễm nhựa đã trở nên phổ biến trong đất nông nghiệp, gây ra mối đe dọa đối với an ninh lương thực, sức khỏe người dân và môi trường.
Do sự xuất hiện của biến thể Omicron, vòng hai của Hội nghị đa dạng sinh học của Liên hợp quốc sẽ bị hoãn tới tháng 3/2022, thay cho kế hoạch ban đầu là từ 18-22/1/2022.
Những phát ngôn ấn tượng tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP26) của Thủ tướng Phạm Minh Chính cho thấy quyết tâm và nỗ lực của Chính phủ trong việc thúc đẩy và thực thi các cam kết quốc tế.
Hiện nay, khoản chi cho các hoạt động phá hủy hệ sinh thái là nhiều hơn so với các chi phí dành cho công tác bảo vệ. Vì vậy, Liên Hợp Quốc kêu gọi các quốc gia phải đầu tư bảo vệ nhiều hơn các hệ sinh thái toàn cầu.
Theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO), 17% lượng thực phẩm cung cấp cho người tiêu dùng trong năm 2019 đã bị vứt bỏ. Hiện có đến 132 triệu người phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực và dinh dưỡng vì đại dịch Covid-19.
Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc, các thảm họa khí hậu như lốc xoáy, lũ lụt và hạn hán xảy ra cùng lúc ở nhiều nơi trên thế giới nhưng lại có mối liên hệ với nhau nhiều hơn. Và hoạt động của con người là tác nhân chủ yếu gây nên biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong bối cảnh các hệ sinh thái đang bị phá hủy và suy yếu trên toàn thế giới, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc kêu gọi các nước hành động quyết liệt để bảo vệ đa dạng sinh học.
Lượng khí thải âm, “điểm tới hạn”, sự nóng lên toàn cầu, các hiện tượng thời tiết cực đoan… là những điểm “nóng” đang được quan tâm hàng đầu trong báo cáo về biến đổi khí hậu mới đây của Liên hợp Quốc.
Theo FAO và WFP nhận định, khí hậu cực đoan và các cú sốc về kinh tế (liên quan nhiều đến đại dịch Covid-19)..., là những tác động chính dẫn đến tình trạng mất an ninh lương thực ở nhiều quốc gia.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc António Guterres cảnh báo, sản xuất lương thực toàn cầu kém hiệu quả là nguyên nhân dẫn đến nạn đói gia tăng, cũng như dẫn đến 1/3 tổng lượng khí thải và 80% mất mát đa dạng sinh học.
Các quốc gia tham gia ký kết Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu cần đề ra các mục tiêu khí hậu tham vọng hơn và nỗ lực hành động mạnh mẽ hơn để có thể đạt được các mục tiêu này.