Thứ sáu, 22/11/2024 11:24 (GMT+7)
Thứ năm, 18/01/2024 17:05 (GMT+7)

Triệu tập hội nghị cấp cao giải quyết mối đe dọa do nước biển dâng

Theo dõi KTMT trên

Mới đây tại Trụ sở của Liên hợp quốc ở New York (Mỹ), Đại Hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nghị định triệu tập hội nghị cấp cao, bàn cách giải quyết các mối đe dọa hiện hữu do nước biển dâng vào tháng 9 năm nay.

Giải quyết nước biển dâng là ưu tiên hàng đầu

Hội nghị cấp cao dự kiến sẽ là hoạt động bên lề Tuần lễ cấp cao Đại Hội đồng Liên hợp quốc. Bên cạnh đó Nghị quyết còn yêu cầu Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Dennis Francis hoàn thiện công tác chuẩn bị, tài liệu liên quan, thông qua tham vấn công khai, minh bạch và toàn diện với các quốc gia thành viên Liên hợp quốc.

Theo như tuyên bố của Chủ tịch Đại Hội đồng Liên hợp quốc Francis việc giải quyết nước biển dâng là ưu tiên hàng đầu, đồng thời bày tỏ cảm ơn với sự ủng hộ của tết cả các thành viên Liên hợp quốc đối với vấn đề này.

Năm ngoái, Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 78 đã tổ chức phiên thảo luận về mối đe dọa khi nước biển dâng cao trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu. Ông Francis đã nêu rõ các tác động ngày một phổ biến và rõ rệt của tình trạng nước biển dâng. Đồng thời qua đó kêu gọi các tổ chức quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ các nước chịu ảnh hưởng trực tiếp từ biến đổi khí hậu. 

Hành động khẩn cấp 

Tổng thư ký Liên hợp quốc António Guterres cảnh báo, trong bất kỳ kịch bản tăng nhiệt độ nào, các quốc gia từ Bangladesh đến Trung Quốc, Ấn Độ và Hà Lan đều sẽ gặp rủi ro. Các siêu đô thị trên mọi châu lục sẽ phải đối mặt với những tác động nghiêm trọng, bao gồm Lagos, Bangkok, Mumbai, Thượng Hải, London, Buenos Aires và New York. Mối nguy hiểm đặc biệt nghiêm trọng đối với khoảng 900 triệu người sống tại các vùng ven biển ở độ cao thấp.

Trong bối cảnh đó, quan chức LHQ kêu gọi hành động trên nhiều mặt, bao gồm tăng cường kiến thức của cộng đồng toàn cầu về nguyên nhân gốc rễ của tình trạng mất an ninh và giải quyết các tác động của mực nước biển dâng, cuộc khủng hoảng khí hậu, nếu nhiệt độ vượt quá 1,5 độ C.

Triệu tập hội nghị cấp cao giải quyết mối đe dọa do nước biển dâng - Ảnh 1
Việt Nam là một trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng nhiều nhất từ biến đổi khí hậu. 

Theo Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Csaba Kőrösi, biến đổi khí hậu - “thách thức lớn nhất của thế hệ chúng ta” là vấn đề được các nhà lãnh đạo thế giới nêu ra nhiều nhất trong cuộc thảo luận cấp cao cuối cùng của Đại hội đồng.

Tại phiên thảo luận về mối đe dọa sống còn của nước biển dâng trong bối cảnh khủng hoảng khí hậu ngày 3/11/2023, Đại sứ Đặng Hoàng Giang, Trưởng phái đoàn đại diện thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc nhấn mạnh, nước biển dâng là hậu quả trực tiếp từ biến đổi khí hậu và đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của hàng triệu người, trong đó có Việt Nam. 

Để có thể giải quyết hiệu quả tác động của biến đổi khí hậu và nước biển dâng, các nước phải có trách nhiệm thực hiện các cam kết và tăng cường hành động, tài chính cho khí hậu, trong đó có các cam kết đưa ra tại Hội nghị các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP) và Hội nghị thượng đỉnh tham vọng khí hậu tháng 9/2023.

Theo GS.TSKH Lê Huy Bá, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Công nghệ và Quản lý Môi trường (Trường Đại học Công nghiệp TP.HCM), khi mực nước biển tăng từ 70-100cm sẽ dẫn đến ngập lụt với quy mô rộng và diễn biến thường xuyên không theo chu kỳ ở các vùng đồng bằng, ven biển, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long có kết cấu địa chất, địa hình phức tạp. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội trong vùng, trong đó có yếu tố kinh tế được mô phỏng trên bình diện thiết chế hệ thống cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh như giao thông, đô thị, cấp nước...

Nhật Hạ

Bạn đang đọc bài viết Triệu tập hội nghị cấp cao giải quyết mối đe dọa do nước biển dâng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới