Hiện, thành phố Hà Nội đã đưa vào vận hành 11 trạm quan trắc không khí tự động và chỉ ra 12 nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí trên toàn địa bàn.
Từ 21h ngày 8/4 đến 8h ngày 9/4, chất lượng không khí tại các điểm quan trắc của Thủ đô Hà Nội liên tục chạm ngưỡng “Xấu”, không tốt cho sức khỏe mọi người.
Tổng cục Môi trường cho biết chất lượng không khí tại các đô thị trong tháng 3 đều duy trì ở mức khá tốt. Tại Hà Nội, mặc dù tình trạng ô nhiễm bụi PM2.5 vẫn tiếp tục diễn ra nhưng mức độ đã giảm hơn so với tháng 1 và 2.
Hai ngày qua trời có mưa lớn, chất lượng không khí TP. Hà Nội tốt hẳn lên sau một thời gian thường xuyên ở mức xấu và rất xấu. Điều này cho thấy điều kiện thời tiết có tác động trực tiếp đến chất lượng không khí.
Dự thảo Thông tư “Quy định kỹ thuật đánh giá chất lượng tài liệu hải văn, môi trường không khí và nước” là cơ sở xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật kiểm tra, kiểm soát, đánh giá chất lượng tài liệu quan trắc khí tượng thủy văn.
Sau 2 ngày chất lượng không khí ở mức tốt, luôn phổ biến ở ngưỡng “xanh”, sáng nay (6/2), chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở thành phố Hà Nội lại chuyển sang màu ô nhiễm “cam” và “đỏ”.
Trong tháng 1/2020, Hà Nội xuất hiện nhiều dạng thời tiết cực đoan, có hiện tượng sương mù, không mưa, ít nắng và lặng gió, làm giảm khuyếch tán ô nhiễm trong không khí khiến nồng độ các chất ô nhiễm tăng cao.
Sáng 15/1, chỉ số chất lượng không khí tại phần lớn các điểm quan trắc trên địa bàn Hà Nội đã giảm xuống ngưỡng trung bình. Thậm chí, mốt số điểm chất lượng không khí đã "xanh".
Theo các hệ thống đo chỉ số chất lượng không khí, nhiều điểm quan trắc chuyển màu đỏ - mức có hại cho sức khỏe và tình trạng ô nhiễm thường kéo dài trong ngày.
Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc bày tỏ lo ngại ô nhiễm không khí là mối đe dọa lớn nhất về môi trường đối với sức khỏe con người và cũng là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong, bệnh tật trên toàn cầu.
Trên toàn cầu, ô nhiễm không khí làm số người chết nhiều gấp ba lần mỗi năm so với HIV/Aids, bệnh lao và sốt rét cộng lại. Đây cũng là tác nhân chịu trách nhiệm cho số người chết lớn gấp 15 lần so với các trường hợp thiệt mạng do chiến tranh và các hình thức bạo lực khác.
Lúc 7h ngày 30/11, hệ thống quan trắc không khí PAMAir ghi nhận chỉ số AQI ở hầu hết các khu vực trong Hà Nội và một số nơi lân cận đều ở ngưỡng đỏ, không tốt cho sức khỏe.
Trong báo cáo được công bố ngày 16/10, Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho biết, chất lượng không khí ở mức kém đã gây ra khoảng 400 nghìn trường hợp chết yểu tại châu Âu trong năm 2016, và đến nay số liệu này vẫn còn giá trị. Theo EEA, gần như tất cả người dân sống tại các thành phố của châu Âu đang đối mặt với tình trạng ô nhiễm gây hại cho sức khỏe con người.
Hà Nội đang tiến hành kiểm kê nguồn phát thải, dự kiến sẽ hoàn thành vào tháng 5 năm sau. Từ các kết quả này, có thể dự báo chất lượng không khí trước một, hai ngày và thông tin về chất lượng không khí sẽ được đưa lên bản tin dự báo thời tiết để người dân cập nhật thông tin về tình hình môi trường.
Trả lời các câu hỏi của phóng viên liên quan đến môi trường không khí của Thủ đô, tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 1/10, ông Vũ Đăng Định - Chánh Văn phòng UBND TP.Hà Nội khẳng định, chất lượng không khí của thành phố đang suy giảm mạnh có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người dân, đặc biệt là người già và trẻ em.