Mặc dù đã có chỉ đạo cấm, ký cam kết không vi phạm pháp luật về khoáng sản, bảo vệ tài nguyên môi trường… Song, nhiều đơn vị vẫn khai thác khoáng sản đá quý trái phép.
Những chiếc máy xúc hối hả đào bới, cả một đoàn xe ô tô tải hạng nặng ra vào tấp lập để “ăn hàng”. Đây là hình ảnh của một đơn vị khai thác đất trắng đang bị phản ánh gây bụi mù mịt trên địa bàn xã Ca Đình.
Chủ tịch UBND huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An) vừa ra quyết định xử phạt hành chính 1 đối tượng 50 triệu đồng vì khai thác khoáng sản trái phép, phạt bổ sung 907 triệu đồng vì trốn tránh, che giấu hành vi, vi phạm hành chính với quy mô lớn.
Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) và một số cán bộ vừa bị kỷ do thiếu kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới nên không kịp thời phát hiện để có biện pháp xử lý dứt điểm việc khai thác đá trái phép tại xóm Kèn, xã Châu Lộc.
Ủy ban Nhân dân tỉnh Đồng Nai đã giao các đơn vị liên quan kiểm tra, xử lý thông tin mà phóng viên phản ánh về tình trạng phá rừng, khai thác đá trái phép ở huyện Định Quán.
Nước khoáng nóng ở các xã La Phù, Bảo Yên (huyện Thanh Thuỷ, tỉnh Phú Thọ) có chứa Radon là loại nước khoáng rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, theo dõi những biến đổi bất thường của nồng độ khí Radon tại đây còn có thể dự báo được động đất.
Trong thời gian gần đây đã có nhiều bài viết phản ánh những khía cạnh khác nhau về những dự án khai thác nước dưới đất. Bài viết này sẽ trình bày khía cạnh khoa học và khía cạnh pháp lý của khai thác nguồn nước dưới đất.
Việc khai thác nước khoáng nóng trái phép đã gây thất thoát, lãng phí lớn về tài nguyên, đồng thời làm gia tăng nguy cơ ô nhiễm nguồn nước khoáng và nước ngầm trong khu vực mỏ khai thác.
Trước tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn ra trên diện rộng, UBND tỉnh Bắc Kạn đã ban hành công văn chỉ đạo tăng cường công tác bảo vệ khoáng sản chưa khai thác, ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm trong hoạt động khoáng sản theo quy định.
Hàng chục hecta đất rừng thuộc dãy núi Hòn Thẻ (Khánh Hoà) đang ngày đêm bị các đối tượng khai thác trái phép với quy mô cực lớn. Đáng nói là hoạt động này đã diễn ra một thời gian rất dài thế nhưng khi được hỏi, chính quyền địa phương lại tỏ ra bất ngờ!.
“Sự việc này liên quan đến hành vi phạm tội nên chúng tôi sẽ theo dõi việc xử lý của ban ngành theo đúng quy định pháp luật", bà Lê Quỳnh Hoa, Viện trưởng VKSND tỉnh Hà Tĩnh nhấn mạnh.
Bộ TN&MT đã ban hành văn bản số 1009/BTNMT-TTr về việc chấp thuận kế hoạch kiểm tra năm 2021 về khai thác nước khoáng và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
Hoạt động khai thác khoáng sản luôn được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ và phải đáp ứng được những điều kiện nhất định mới có thể khai thác. Tuy nhiên đã có doanh nghiệp không tuân thủ các quy định của pháp luật, cố ý vi phạm hoạt động khai thác khoáng sản.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ mới được công bố đã chỉ ra nhiều tồn tại, vi phạm trong quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản tại Hòa Bình.
Sau khi Báo TN&MT đã đăng loạt bài Cty Khai khoáng Việt Nam lợi dụng giấy phép thăm dò khoáng sản hết hạn để khai thác đá trái phép, gây ô nhiễm môi trường,… UBND tỉnh Sơn La đã ra Công văn số 3997/UBND-KT ngày 22/12/2020 về tăng cường công tác quản lý.
Phóng viên liên tục nhận được phản ánh về hoạt động hút cát khơi thông dòng chảy hạ lưu sông Kôn của Công ty TNHH Việt Tân Lực; đào núi Kỳ Sơn khai thác đất làm Nghĩa trang nhân dân xã Phước Sơn và cải tạo đất đá làm Võ đường Phi Long Vịnh gây ồn ào, bụi bặm, ảnh hưởng đến cuộc sống, nhà cửa của người dân xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước.