Chủ nhật, 05/05/2024 03:12 (GMT+7)
Thứ năm, 11/11/2021 08:00 (GMT+7)

Hành động của loài người là chưa đủ tốt để cứu Trái Đất?

Theo dõi KTMT trên

Trong một viễn cảnh tồi tệ, nếu như con người không thể ngăn được những tác động của biến đổi khí hậu, Trái Đất sẽ không còn là một hành tinh “có thể sống được”. Con người đã hành động nhưng chưa đủ.

Khi lượng khí thải vẫn tiếp tục tăng cao hơn vào năm 2050, Trái Đất có thể sẽ đạt ngưỡng tăng 3 độ C sớm nhất là vào những năm 2060 hoặc 2070 và các đại dương sẽ tiếp tục “bành trướng”. Các quốc đảo nhỏ sẽ có nguy cơ gần như mất toàn bộ đất, cùng với đó 8 trong số 10 khu vực đầu tiên chịu ảnh hưởng từ nước biển dâng đều nằm ở châu Á, với khoảng 600 triệu người dân sẽ phải sống trong cảnh ngập lụt.

Các nhà nghiên cứu đã đưa ra một kịch bản đầy “nghiệt ngã” bắt đầu từ việc nhiều quốc gia “phớt lờ” lời khuyên từ các nhà khoa học về việc khử carbon cho các nền kinh tế bằng cách tìm các nguồn năng lượng thay thế, dẫn đến việc nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên 3 độ C vào năm 2050.

Tại thời điểm đó, các tảng băng trên toàn thế giới sẽ tan biến, hạn hán trên diện rộng sẽ giết chết nhiều loại cây trong rừng nhiệt đới Amazon – nơi vốn được coi là một điểm khử carbon lớn nhất thế giới. Giả thuyết của các nhà khoa học đưa ra là 35% diện tích đất trên toàn cầu và 55% dân số toàn cầu sẽ phải đối mặt với điều kiện nhiệt độ khắc nghiệt, vượt ngưỡng chịu đựng của con người trong hơn 20 ngày/năm.

Hành động của loài người là chưa đủ tốt để cứu Trái Đất? - Ảnh 1
Mực nước biển sẽ tiếp tục dâng cao khi Trái Đất tiếp tục nóng lên. (Ảnh: National Geographic Society)

Nếu con người không thể kiểm soát được nhiệt độ Trái Đất thì tất cả các dạng thứ sống trên hành tinh sẽ gặp áp lực phải thích nghi trong hàng ngàn năm tới. Sự hủy diệt sinh thái do biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, cháy rừng, sóng nhiệt, sự biến mất của các núi tuyết, sông băng và gần một nửa Bắc Cực rộng lớn sẽ gây ra những mất mát vô cùng to lớn đối với cuộc sống của con người và các loại động, thực vật.

Bên cạnh đó, hạn hán, lũ lụt và cháy rừng thường xuyên sẽ tàn phá đất đai, gần 1/3 diện tích đất liền trên thế giới sẽ biến thành sa mạc. Toàn bộ hệ sinh thái có thể bị hủy hoại bắt đầu từ các rạn san hô đến rừng nhiệt đới và các dải băng ở Bắc Cực. Các vùng nhiệt đới trên thế giới sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các thái cực khí hậu mới, điều này ảnh hưởng đến nền nông nghiệp của khu vực, hơn 1 tỉ người dân sẽ thiếu đói, trở thành dân tị nạn. Vấn đề tị nạn sẽ làm căng thẳng kết cấu của các quốc gia lớn trên thế giới bao gồm cả Mỹ và xung đột vũ trang về tài nguyên có thể lên đến đỉnh điểm.

Nhưng đó chưa phải là tất cả. Các nhà khoa học còn cho rằng, ngay cả khi chúng ta đạt đến xã hội không phát thải trong hàng ngàn năm nữa thì nhiệt độ vẫn tăng cao, khả năng hạ nhiệt chỉ bằng 1/10 độ của mức nhiệt cực đại. Sau giai đoạn nhiệt độ Trái Đất tăng cao thì biến đổi khí hậu sẽ bắt đầu chậm lại và hành tinh sẽ đi vào quỹ đạo làm mát. Nhưng rất lâu trước khi điều này xảy ra, loài người sẽ phải chuẩn bị cho một cuộc chiến cam go chống lại mực nước biển dâng cao trong hàng trăm năm tới.

Hiện tượng mực nước biển dâng do sự giãn nở nhiệt và băng tan ở Greenland và Nam Cực là minh họa thực tế nhất cho tác động của biến đổi khí hậu. Nước biển dâng sẽ tàn phá các thành phố, thị trấn, khu vực nông nghiệp và tài nguyên nước ngọt trong tương lai gần ở các khu vực ven biển.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hành động của loài người là chưa đủ tốt để cứu Trái Đất?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới