Thứ bảy, 23/11/2024 00:09 (GMT+7)
Chủ nhật, 22/11/2020 09:49 (GMT+7)

Hà Nội bước vào cao điểm ô nhiễm không khí

Theo dõi KTMT trên

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã bắt đầu trở lại khoảng 2 tháng nay, trong đó, tháng 11 bắt đầu có những ngày mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn, tính đến 21/11 đã có đến 11 ngày ở mức cảnh báo màu đỏ.

Theo số liệu của mạng lưới chất lượng không khí Pam Air, sáng ngày 21/11, nhiều điểm đo chỉ số chất lượng không khí AQI cho kết quả ở mức kém trong khoảng 101-150 (ngưỡng màu cam). Thậm chí, ở Nhân Chính - Thanh Xuân, Ngọc Thụy - Long Biên, Bắc Từ Liêm còn có điểm cho kết quả màu đỏ - mức xấu. Kết quả cũng cho thấy, các khu vực càng có nhiều công trình xây dựng, hay giao thông đông đúc thì chất lượng không khí lại càng kém.

Hà Nội bước vào cao điểm ô nhiễm không khí - Ảnh 1
Từ tháng 11 đến tháng 2 sẽ là cao điểm ô nhiễm không khí khi mức độ và tần suất xảy ra ô nhiễm cao hơn.

Tình trạng ô nhiễm không khí ở Hà Nội đã bắt đầu trở lại khoảng 2 tháng nay, trong đó, tháng 11 bắt đầu có những ngày mức độ ô nhiễm nghiêm trọng hơn. Nếu so sánh với tháng 11/2019 có 5 ngày ở mức cảnh báo màu đỏ, thì năm nay, tính đến 21/11 đã có đến 11 ngày. Điều đó cho thấy ô nhiễm không khí đang có xu hướng gia tăng.

Theo diễn biến các năm trước, từ tháng 11 đến tháng 2 sẽ là cao điểm ô nhiễm không khí khi mức độ và tần suất xảy ra ô nhiễm cao hơn.

Ngoài nguyên nhân gây ô nhiễm vốn có là khí thải từ giao thông, các công trình xây dựng, công nghiệp và hoạt động dân sinh lại có thêm những điều kiện thời tiết bất lợi như trời lặng gió, sương mù, nghịch nhiệt hay thiếu bức xạ mặt trời sẽ khiến bụi mịn bị kìm giữ lại trong không khí, không khuếch tán được, làm tăng mức độ ô nhiễm.

Ông Mai Trọng Thái, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội cho biết, khi hiện tượng nghịch nhiệt xảy ra, lớp nghịch nhiệt sẽ ngăn bụi mịn phát tán lên cao, khiến không khí bị ô nhiễm từ 0h đến 9h sáng hằng ngày, đỉnh điểm vào lúc 6h-7h.

Vì vậy, mọi người cũng nên hạn chế các hoạt động ngoài trời và sử dụng khẩu trang chống bụi và vệ sinh mũi, họng bằng nước muối sinh lý, nhất là sau khi ra đường. Đặc biệt, người mắc bệnh về hô hấp, viêm phế quản mạn tính, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim mạch cần thực hiện các biện pháp dự phòng nghiêm ngặt hơn.

Đồng thời để có thể chủ động bảo vệ sức khỏe của mình, người dân nên thường xuyên theo dõi và cập nhật tình hình chất lượng không khí tại các trang công bố công khai của cơ quan Nhà nước, để biết được mức độ ảnh hưởng và có các biện pháp bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình.

Minh Phương

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội bước vào cao điểm ô nhiễm không khí. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới