Thứ ba, 21/05/2024 16:51 (GMT+7)
Thứ hai, 16/08/2021 11:38 (GMT+7)

Gỡ khó cho thu hoạch và tiêu thụ thủy sản phía Nam

Theo dõi KTMT trên

Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, nhiều tỉnh phía Nam đang đứng trước nguy cơ đứt gãy hoạt động sản xuất nông nghiệp. Do đó, cần tháo gỡ các khó khăn trong thu hoạch và tiêu thụ nông sản.

Theo báo cáo của Tổ công tác phía Nam của Bộ NN&PTNT, liên quan đến lĩnh vực thủy sản, hiện nay có 2 khó khăn cần ưu tiên tháo gỡ.

Thứ nhất, do cơ sở sản xuất con giống, thức ăn không cùng địa bàn với cơ sở nuôi nên cần vận chuyển qua các địa phương khác nhau (hàng tháng cần vận chuyển khoảng 7 tỉ tôm giống từ Nam Trung Bộ và khoảng 150.000 tấn thức ăn từ khu vực Đồng Nai, Bình Dương vào Tây Nam Bộ). Vì vậy, khâu vận chuyển cần tiếp tục được thông suốt để đảm bảo sản xuất.

Thứ hai, do thiếu công nhân, không đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ”…, nên một số nhà máy phải tạm ngừng hoạt động, gây khó khăn cho các cơ sở nuôi đến kỳ phải thu hoạch sản phẩm. Các tháng cuối năm 2021 là thời kỳ thu hoạch chính đối với tôm, cá tra. Do vậy, cần phải tích cực tháo gỡ những khó khăn để duy trì hoạt động của nhà máy chế biến.

Hiện nay, một số nhà máy chế biến thủy sản đã huy động đội ngũ công nhân đi thu hoạch cá tra trên diện tích thả nuôi nằm ở nhiều tỉnh như Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang và gặp khó khăn đi lại giữa các tỉnh. Vì vậy, cần có cơ chế phối hợp giữa các tỉnh để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp.

Gỡ khó cho thu hoạch và tiêu thụ thủy sản phía Nam - Ảnh 1
Sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19. (Ảnh minh họa)

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP) cho biết, trên thực tế, 70% nhà máy cá tra đã ngưng sản xuất nên cá tra đến lứa thu hoạch vẫn đang "nằm thở dưới ao". Trong khi đó, để duy trì lượng cá quá lứa thu hoạch này, các doanh nghiệp mỗi ngày phải chi tiền thức ăn cho cá lên đến hàng chục triệu đồng/ao. 

Theo thống kê, hiện có 324/449 cơ sở chế biến thủy sản đáp ứng yêu cầu “3 tại chỗ” tiếp tục sản xuất, chiếm 72%. Do thiếu công nhân hoặc chia ca để phòng, chống dịch nên tổng công suất chế biến thủy sản giảm chỉ khoảng 30 - 50% so với trước khi áp dụng Chỉ thị 16.

Ngoài thủy sản, hiện nay, sản lượng thu mua lúa gạo vụ Hè thu 2021 cũng sụt giảm 20 - 30%. Cùng với đó, dự báo lượng gia cầm vào đàn thấp, có thể có một đợt khủng hoảng thiếu gia cầm vào dịp Tết.

Tổ công tác cũng cho rằng cần có biện pháp cải thiện chuỗi cung ứng cho sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là tăng lưu thông và chế biến, cấp đông khi giá gia cầm hạ quá thấp.

Theo báo cáo của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam, trong số 265 doanh nghiệp chế biến gỗ chỉ còn 141 doanh nghiệp duy trì hoạt động với số lượng công nhân đang làm việc khoảng 30.700 người trên tổng số 119.300 lao động trước khi thực hiện giãn cách. Hiện nay, có 134 doanh nghiệp tạm ngưng sản xuất, trong đó 17 doanh nghiệp có ca dương tính với Covid-19 và 117 doanh nghiệp không đáp ứng "3 tại chỗ".

Báo cáo của Tổ công tác phía Nam của Bộ NN&PTNT đánh giá, sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh Nam Bộ đang gặp rất nhiều khó khăn bởi dịch bệnh Covid-19, dự kiến 6 tháng cuối năm 2021 nguồn cung nông sản, thực phẩm phục vụ xuất khẩu sẽ giảm mạnh.

Trước tình hình này, Tổ công tác phía Nam của Bộ NN&PTNT đã hướng dẫn, phối hợp với các địa phương tháo gỡ khó khăn trong sản xuất trồng trọt, chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.

Giải quyết các khó khăn trong vận chuyển lúa giống, tôm giống, cá giống, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Nhiều đầu mối cung ứng nông sản đã được giới thiệu và hỗ trợ để kết nối giữa sản xuất với tiêu thụ.

Bộ NN&PTNT cũng đề nghị các tỉnh, thành phố khu vực Nam Bộ ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng trong chuỗi cung ứng; tạo điều kiện đi lại cho các nhân sự trong thời gian giãn cách vì lực lượng này đang duy trì lưu thông và xuất khẩu hàng hóa.

Nguyễn Luận (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Gỡ khó cho thu hoạch và tiêu thụ thủy sản phía Nam. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Giá vàng biến động thế nào trong thời gian tới?
Giới chuyên gia nhận định, do ảnh hưởng bởi tác động từ căng thẳng địa chính trị ở nhiều khu vực trên thế giới và nhu cầu của các thị trường mới nổi, giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới.

Tin mới