Thứ bảy, 20/04/2024 17:44 (GMT+7)
Thứ sáu, 16/09/2022 06:55 (GMT+7)

Gia tăng các vụ phá rừng trên toàn thế giới

Theo dõi KTMT trên

Các nhà nghiên cứu nhận định, có khoảng 3.264 km2 rừng nhiệt đới đã bị mất do khai thác từ năm 2000 đến 2019, lớn hơn diện tích của Vườn quốc gia Yosemite (Mỹ).

Mới đây, Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ (PNAS) vừa công bố một nghiên cứu cho thấy, sự tàn phá rừng kinh hoàng đang xảy ra không chỉ trên khắp Amazon, mà còn ở nhiều quốc gia khác, trong đó có Indonesia. Theo đó, đây là nghiên cứu đầu tiên khảo sát toàn diện số lượng rừng bị mất do các hoạt động khai thác công nghiệp thâm canh ở vùng nhiệt đới.

Các nhà nghiên cứu nhận định, có khoảng 3.264 km2 rừng nhiệt đới đã bị mất do khai thác từ năm 2000 đến 2019, lớn hơn diện tích của Vườn quốc gia Yosemite (Mỹ).

Dữ liệu vệ tinh cho thấy, chiếm đến 4/5 vụ phá rừng này chỉ xảy ra ở 4 quốc gia: Indonesia, Brazil, Ghana và Suriname. Trong đó, Indonesia xếp vị trí đầu tiên, chịu trách nhiệm cho 58,2% số vụ phá rừng nhiệt đới do việc mở rộng các mỏ công nghiệp.

Gần đây nhất, California đang phải chống chọi với hàng chục đám cháy quy mô khác nhau, trong đó đám cháy Oak Fire bùng phát ngày 22/7 và lan rộng từ 243 ha lên 3.800 ha chỉ sau 24 giờ, khiến hàng nghìn người phải sơ tán.

Gia tăng các vụ phá rừng trên toàn thế giới - Ảnh 1
Có khoảng 3.264 km2 rừng nhiệt đới đã bị mất do khai thác từ năm 2000 đến 2019, lớn hơn diện tích của Vườn quốc gia Yosemite (Mỹ).

Nhiệt độ ở nhiều nơi trên thế giới tăng lên mức cao kỷ lục trong những tuần qua, do ảnh hưởng từ những đợt nắng nóng gay gắt. Nhiệt độ cao gây tình trạng khô hạn, khiến những cánh rừng càng dễ bốc cháy hơn.

Phó Giáo sư Stefan Giljum, Viện Kinh tế Sinh thái tại Đại học Kinh tế và Kinh doanh Vienna, Áo cho biết, hoạt động khai thác rừng gây ra rất nhiều thiệt hại về môi trường như sự hủy hoại hệ sinh thái, mất đa dạng sinh học, gián đoạn nguồn nước, sản xuất chất thải nguy hại.

Theo đó, việc chính phủ cấp phép khai thác cần tính đến tất cả những điều này: mỏ công nghiệp có thể dễ dàng phá vỡ cảnh quan và hệ sinh thái. Khai thác công nghiệp vẫn là một điểm yếu tiềm ẩn trong chiến lược giảm thiểu tác động môi trường.

Dữ liệu nghiên cứu bao gồm 26 quốc gia khác nhau, chiếm 76,7% tổng số vụ phá rừng nhiệt đới liên quan đến khai thác mỏ xảy ra từ năm 2000 đến năm 2019. Các hoạt động khai thác này bao gồm khai thác than, vàng, quặng sắt và bauxite.

Mức độ phá rừng do khai thác mỏ hiện đang giảm xuống. Mất rừng do khai thác công nghiệp tại Indonesia, Brazil và Ghana đều đã đạt đỉnh từ năm 2010 đến năm 2014, riêng khai thác than vẫn tiếp tục phát triển ở Indonesia.

Tại châu Âu, nắng nóng kỷ lục kéo dài, cùng mật độ lớn vật liệu dễ cháy khiến nhiều cánh rừng liên tiếp chịu hỏa hoạn nghiêm trọng, với quy mô hàng trăm nghìn ha. Những đám cháy rừng lớn đã xuất hiện ở châu Âu từ đầu năm nay và trở nên thường xuyên hơn, gây nhiều thiệt hại và khó khống chế hơn, một phần do làn sóng di cư ồ ạt từ nông thôn lên thành thị, khiến các khu rừng không còn được chăm sóc và tràn ngập vật liệu dễ cháy như thân cây chết, lá cây, cành và cỏ khô.

Tại Mỹ, tính đến ngày 13/9 đám cháy Mosquito - đám cháy lớn nhất hiện nay tại bang California đã lan rộng hơn 201,4km2 tại hạt Placer và El Dorado, bất chấp các nỗ lực dập lửa.

Cơ quan Lâm nghiệp và Phòng, chữa cháy California (Cal Fire) cho biết đám cháy bắt đầu bùng phát từ tối 6/9 và đã phá hủy 46 công trình kiến trúc, làm hư hại 5 công trình khác và tiếp tục đe dọa 5.848 công trình.

Miền Tây nước Mỹ đang trải qua hạn hán lịch sử trong hơn 2 thập kỷ. Các nhà khoa học cho rằng tình trạng này ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do tác động của biến đổi khí hậu liên quan các hoạt động của con người.

Theo Giáo sư Hariadi Kartodihardjo, chuyên gia về Chính sách Lâm nghiệp tại Đại học Nông nghiệp Bogor ở Indonesia, mặc dù tổng số vụ phá rừng ở Indonesia đã giảm hàng năm kể từ năm 2015, nhưng những phát hiện này cho thấy cần phải tiếp tục lập kế hoạch sử dụng đất để bảo đảm việc khai thác không phá hủy rừng hoặc vi phạm quyền cộng đồng.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, tại một số nước nhiệt đới, các hoạt động thâm dụng đất khác, như chăn nuôi gia súc hoặc sản xuất dầu cọ và đậu tương, gây ra nạn phá rừng nhiều hơn khai thác.

Nhà địa lý Anthony Bebbington thuộc Đại học Clark ở Massachusetts (Mỹ) cho rằng, trước nhu cầu khoáng sản ngày càng gia tăng, đặc biệt là kim loại cho năng lượng tái tạo và công nghệ di động điện tử, các chính phủ và ngành cần có các chính sách tính đến tác động trực tiếp và gián tiếp của việc khai thác. Giải quyết những tác động này là một công cụ quan trọng để bảo tồn các khu rừng nhiệt đới cũng như tạo công ăn việc làm cho các cộng đồng sống trong những khu rừng này.

Trong thế kỷ qua, độ che phủ rừng trên toàn cầu đã bị xâm hại đáng kể, khiến độ phủ xanh xuống mức thấp nhất mọi thời đại khoảng 30%. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), ước tính có khoảng 18 triệu mẫu Anh (7,3 triệu ha) rừng bị mất mỗi năm.

Phá rừng cũng có thể được coi là việc loại bỏ rừng dẫn đến một số mất cân bằng cả về mặt sinh thái và môi trường. Điều làm cho nạn phá rừng trở nên đáng báo động là những tác động trước mắt và lâu dài mà nó sẽ gây ra nếu cứ tiếp tục với tốc độ như hiện nay. Một số dự đoán cho rằng các khu rừng nhiệt đới  trên thế giới sẽ bị xóa sổ nếu nạn phá rừng tiếp tục với tốc độ hiện tại.

Lan Anh

Bạn đang đọc bài viết Gia tăng các vụ phá rừng trên toàn thế giới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Huy động thêm 400 người tham gia chữa cháy rừng tại Cà Mau
Tỉnh Cà Mau đã huy động thêm 400 người tham gia cháy rừng tại Nông trường 402, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Đến khoảng gần 3 giờ ngày 11/4, đám cháy cơ bản được khống chế, không để xảy ra cháy lan ra khu vực lân cận.

Tin mới