Thứ năm, 02/05/2024 00:11 (GMT+7)
Thứ ba, 31/10/2023 16:13 (GMT+7)

Đắk Nông chủ động phát triển kinh tế rừng bền vững

Theo dõi KTMT trên

Với diện tích rừng lớn, Đắk Nông được đánh giá là có tiềm năng phát triển kinh tế từ “lá phổi xanh” là không hề nhỏ. Vì thế, ngoài việc tập trung bảo vệ, nâng cao độ che phủ rừng, tỉnh Đắk Nông đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế rừng.

Trong đó, nhằm bắt kịp xu hướng phát triển kinh tế rừng bền vững, tỉnh đang hướng đến việc chủ động triển khai xây dựng tín chỉ carbon, một hướng phát triển tuy còn nhiều mới mẻ nhưng từ những cánh rừng xanh bạt ngàn, Đắk Nông kỳ vọng sẽ tạo ra nguồn lực kinh tế dồi dào. 

Được biết, cùng với 11 tỉnh thành Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đắk Nông dự kiến tham gia Thỏa thuận mua bán giảm phát thải từ rừng vùng Tây Nguyên và Nam Trung bộ (ERPA) trong khuôn khổ hợp tác giữa Việt Nam và Tổ chức tăng cường tài chính lâm nghiệp Emergent - Tổ chức điều phối của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (Liên minh LEAF). 

Để có thể chủ động nắm bắt xu hướng thị trường tín chỉ carbon cũng như sáng kiến LEAF và các vến đề về tài liệu đăng ký tín chỉ carbon theo tiêu chuẩn TREES (tiêu chuẩn môi trường REDD+ tối ưu), vừa qua, Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN - PTNT tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội thảo tham vấn cấp tỉnh về hồ sơ đăng ký tín chỉ carbon. 

Cụ thể, tại hội nghị các đại biểu được giới thiệu về nội dung theo tài liệu đăng ký TREES; tính toán kết quả giảm phát thải; các nguyên tắc bảo đảm an toàn; các phương án chia sẻ lợi ích. Ngoài ra, các đại biểu còn thảo luận về các nguyên tắc bảo đảm an toàn như cơ chế giải quyết khiếu nại và sự tham gia của các bên liên quan.

Đắk Nông chủ động phát triển kinh tế rừng bền vững - Ảnh 1
Đắk Nông chủ động hướng đến phát triển kinh tế rừng bền vững.

Hay theo ghi nhận trước đó, ông Nguyễn Ngọc Bình, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Lâm nghiệp Nam Tây Nguyên, nằm phía Nam tỉnh Đắk Lắk quản lý hơn 27,0 ngàn ha đất rừng, nhân định với xu hướng trên, diện tích đất rừng công ty quản lý là kho lưu trữ carbon rất lớn. 

Vì vậy, công ty đã chủ động liên hệ với các trường đại học, cơ sở giáo dục trong nước để tìm hiểu việc xây dựng tín chỉ carbon; triển khai tìm các đơn vị, nhà tư vấn về định lượng carbon. Ngoài ra, công ty cũng mạnh dạn đề xuất UBND tỉnh Đắk Nông cho thí điểm thuê đơn vị tư vấn trong, ngoài nước để xây dựng, định lượng tín chỉ carbon trên lâm phần. “Ngoài việc tăng thu nhập cho Công ty và đóng nghĩa vụ cho Nhà nước, những người trực tiếp giữ rừng sẽ được hưởng lợi. Điều này tạo ra động lực to lớn giúp cho công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng ngày càng tốt hơn", ông Bình cho hay.

Được biết, theo ông Lê Trọng Yên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông, trước mắt với diện tích rừng tự nhiên hiện có tỉnh xây dựng phương án quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt. Kế đến, tỉnh triển khai việc phát triển các loại cây rừng mang lại kết quả về tín chỉ carbon, là những loại cây trồng đa mục đích, được công nhận hiệu quả về kinh tế và tăng độ che phủ.

“Chúng tôi đang bám sát Nghị quyết của Trung ương, cơ chế chính sách hiện tại để xây dựng điểm vấn đề tín chỉ carbon. Tỉnh đang đồng bộ việc phát triển rừng, chống biến đổi khí hậu gắn với dịch vụ môi trường rừng để xây dựng tín chỉ carbon và bán trên thị trường trong tương lai”, ông Lê Trọng Yên cho hay.

Bên cạnh đó, tỉnh còn xây dựng đề án phát triển rừng tự nhiên gắn với phát triển kinh tế, xã hội, ổn định dân cư giai đoạn 2022 - 2030 với tổng kinh phí hơn 890 tỷ đồng. Trong đó, mục tiêu là nâng tỷ lệ che phủ rừng đến năm 2025 đạt trên 40% và đến năm 2030 đạt trên 42%. Ngoài ra, tỉnh cũng xây dựng thí điểm 15 mô hình phát triển kinh tế rừng; thu hút 6 dự án đầu tư phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí và cho thuê dịch vụ môi trường phát triển du lịch.

Hiện có 46 quốc gia và 35 vùng lãnh thổ áp dụng hoặc lên kế hoạch áp dụng công cụ định giá carbon, với tổng lượng khí nhà kính được kiểm soát 12 tỷ tấn CO2. Đây là hướng đi tiềm năng bởi tính riêng năm 2019, nguồn thu từ định giá carbon toàn cầu lên đến 45 tỷ USD. Tại Việt Nam, ước tính có thể bán ra 57 triệu tín chỉ carbon cho các tổ chức quốc tế và nếu tính theo giá 5 USD/tín chỉ, mỗi năm, có thể thu về hàng trăm triệu USD.

Đắk Nông hiện có gần 290.000 ha đất lâm nghiệp, chiếm 45% diện tích tự nhiên. Tổng diện tích đất có rừng theo rà soát là gần 250.000ha. Đắk Nông được các chuyên gia nhận định là khu vực có tiềm năng lớn cho việc phát triển thị trường tín chỉ carbon về rừng.

Theo đánh giá ghi nhận, nếu Đắk Nông có thể bảo vệ hiện trạng rừng hiện có và gia tăng diện tích rừng lên gần 88.000 ha năm 2030, thì số lượng carbon rừng Đắk Nông có thể hấp thụ thêm là 1,5 triệu tấn, tạo ra doanh thu khoảng 7,5 triệu USD mỗi năm (tính theo giá 5 USD/tín chỉ carbon). 

Uy Tín

Bạn đang đọc bài viết Đắk Nông chủ động phát triển kinh tế rừng bền vững. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Nghệ An: Xã Diễn Hoàng dần lộ diện nông thôn mới nâng cao
Những năm qua, với sự quan tâm của các cấp, phát huy nội lực, xã Diễn Hoàng, đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Diện mạo NTM lộ diện, kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao.

Tin mới

Hải Dương: Rộn ràng pháo đất Ninh Giang
Pháo đất từ lâu đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người dân Ninh Giang (Hải Dương). Nhất là cứ mỗi độ hè sang, tiếng pháo lại âm vang, rộn rã khắp mọi miền quê.