Một trong hai chủ đề chính của cuộc họp giữa các bộ trưởng tài chính là tài chính bền vững tập trung vào việc sử dụng các công cụ tài khóa tạo ra tính bền vững, trái phiếu xanh và thuế carbon để chống biến đổi khí hậu.
Trong nghị định mới của Chính phủ đã cụ thể lộ trình phát triển, thời điểm triển khai thị trường carbon trong nước. Trao đổi tín chỉ carbon trên thị trường carbon trong nước được xem là đòn bẩy giảm phát thải và phát triển kinh tế xanh.
Theo Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS), các vụ cháy rừng trong năm 2021 đã thải 1,76 tỷ tấn carbon vào bầu khí quyển Trái Đất. Cháy rừng tạo ra lượng khí thải carbon kỷ lục tại nhiều khu vực và báo động ô nhiễm không khí.
Trong bối cảnh Việt Nam đang thúc đẩy xây dựng, phát triển thị trường trao đổi, mua bán tín chỉ carbon trong và ngoài nước, ngành lâm nghiệp cũng đang phát huy thế mạnh để tăng trữ lượng carbon rừng, tạo ra thêm nhiều 'hàng hóa' tín chỉ carbon.
Các đại sứ của EU đã "bật đèn xanh" đối với một văn bản pháp lý cho phép thành lập Quỹ chuyển tiếp công bằng (JTF) trị giá 17,5 tỉ euro giúp các nước thu hẹp ngành than, than bùn và đá phiến dầu.
Ngày 4/7, tại Quảng Ninh, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo tham vấn về hệ thống tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đô thị. Tham dự có đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế Giới, các chuyên gia và các doanh nghiệp trong ngành chất thải rắn khu vực miền Bắc và miền Trung.
Unilever cho biết họ sẽ đầu tư 1 tỉ euro (EUR) vào quỹ đầu tư vào các dự án biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính bằng không từ tất cả các sản phẩm của mình vào năm 2039.
Thực vật phù du đóng một vai trò quan trọng trong sinh học và khí hậu đại dương. Ngay cả những thay đổi nhỏ của lượng thực vật phù du trong nước cũng có thể ảnh hưởng đến nồng độ CO2 trong bầu khí quyển.
Dù phần lớn các nền kinh tế trên thế giới đã dừng hoạt động trong nhiều tháng, nhưng mục tiêu giảm phát thải hàng năm để chống lại biến đổi khí hậu vẫn không đáp ứng được.
Theo một nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu năng lượng và không khí sạch (CREA) ở Phần Lan công bố ngày 19/2, lượng khí thải carbon (CO2) của Trung Quốc đã giảm ít nhất 100 triệu tấn trong 2 tuần qua vì dịch Covid-19.
Người đàn ông giàu nhất thế giới - tỉ phú Jeff Bezos đã cam kết đầu tư 10 tỉ USD cho các hoạt động bảo vệ môi trường và chống lại những tác động của biến đổi khí hậu.
Mặc dù tình trạng tan chảy của tầng đất băng vĩnh cửu sẽ xảy ra ở dưới 20% bề mặt đất đóng băng, song quá trình này lại làm tăng lượng khí thải carbon sản sinh lên tới 50%.
Theo báo cáo của nhóm chuyên gia môi trường Green Alliance, các dự án khai thác than đá mới ở Anh là "không cần thiết" và không phù hợp với mục tiêu carbon trung tính mà nước này đặt ra cho năm 2050.
Nhiều người lo ngại cuộc đại tuyệt chủng lần thứ 6 đang đến gần khi lượng khí thải CO2 trong đại dương vượt ngưỡng cho phép, các sinh vật biển sẽ cạn kiệt nguồn oxy.