Thứ bảy, 20/04/2024 06:27 (GMT+7)
Thứ năm, 09/12/2021 16:00 (GMT+7)

Năm 2021: Lập kỷ lục phát thải carbon từ cháy rừng

Theo dõi KTMT trên

Theo Cơ quan Giám sát Khí quyển Copernicus (CAMS), các vụ cháy rừng trong năm 2021 đã thải 1,76 tỷ tấn carbon vào bầu khí quyển Trái Đất. Cháy rừng tạo ra lượng khí thải carbon kỷ lục tại nhiều khu vực và báo động ô nhiễm không khí.

Cháy rừng tạo ra những cột mốc mới về phát thải carbon (CO2)

Ngày 6/12, CAMS cho biết, nạn cháy rừng năm vừa qua đã tạo ra lượng phát thải carbon cao kỷ lục ở các vùng thuộc Siberia, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ, trong bối cảnh biến đổi khí hậu là tác nhân gây ra các vụ cháy dữ dội bất thường trên thế giới.

Ở một số điểm nóng bị ảnh hưởng nặng nề nhất, phát thải khí CO2 từ cháy rừng đã chạm cột mốc mới cho giai đoạn 11 tháng đầu năm, kể từ khi bộ dữ liệu của CAMS bắt đầu hình thành năm 2003.

Năm 2021: Lập kỷ lục phát thải carbon từ cháy rừng - Ảnh 1
Hoạt động cháy rừng dữ dội và kéo dài tạo ra lượng phát thải CO2 khổng lồ. (Ảnh minh họa)

“Chúng tôi đã chứng kiến các vùng rộng lớn trải qua hoạt động cháy rừng dữ dội và kéo dài. Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, điều kiện khu vực khô hơn và nóng hơn đã làm tăng tính bắt cháy và nguy cơ cháy của thảm thực vật”, ông Mark Parrington, nhà khoa học của CAMS cho biết.

Mặc dù tổng lượng phát thải carbon từ cháy rừng chưa phải là mức cao nhất trên phạm vi toàn cầu kể từ năm 2003, song CAMS cho biết con số này có thể sẽ tăng lên khi tác động của biến đổi khí hậu diễn ra.

Năm 2021, Yakutia ở đông bắc Siberia (Nga) ghi nhận lượng phát thải CO2 từ cháy rừng cao nhất so với bất kỳ mùa hè nào kể từ năm 2003, trong khi ở phía tây Siberia, nạn cháy rừng nghiêm trọng đã thải ra lượng CO2 hằng ngày cao hơn rất nhiều so với mức trung bình giai đoạn 2003-2021.

Cũng theo CAMS, các vụ cháy rừng ở Canada, California và Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ đã thải ra khoảng 83 triệu tấn CO2, gây nên những đám khói khổng lồ trôi qua Đại Tây Dương để đến châu Âu.

Ở khu vực Địa Trung Hải, một mùa hè khô và nóng đã thổi bùng những trận cháy rừng dữ dội ở một số nước gồm Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ, khiến hàng nghìn người đã phải sơ tán khỏi nhà của họ. Trong khi đó, chất lượng không khí giảm mạnh do các đám cháy làm gia tăng nồng độ các chất dạng hạt có hại cho sức khỏe.

Cháy rừng gây ô nhiễm không khí nặng tại Đông Nam Á

Ở các vùng Sumatra và Kalimantan của Indonesia đã có gần 1 triệu ha rừng đã bị thiêu rụi, khiến nước này phải ban bố tình trạng khẩn cấp ở một số tỉnh. Indonesia đã đóng cửa gần 4.000 trường học. Hàng trăm nghìn người dân Indonesia có triệu chứng viêm đường hô hấp và hàng chục nghìn người phải nhập viện điều trị.

Trong khi đó, Malaysia phải đóng cửa hơn 400 trường học, phân phát miễn phí 0,5 triệu chiếc khẩu trang cho người dân và và đưa ra cảnh báo về sức khỏe với cộng đồng khi 11 trong 16 bang của Malaysia có chỉ số không khí xuống mức không an toàn.

Chính quyền ở nhiều tỉnh ở miền Nam Thái Lan cũng đã phân phát khẩu trang cho người dân và du khách trong bối cảnh nước này bắt đầu bị ô nhiễm khói mù. Singapore đã cảnh báo người dân hạn chế hoạt động ngoài trời. Nếu tình trạng khói mù tiếp tục lan rộng, các hộ gia đình tại Singapore có thể sẽ phải tốn thêm 11 triệu USD chi phí điện, nước sinh hoạt vì ô nhiễm.

Năm 2021: Lập kỷ lục phát thải carbon từ cháy rừng - Ảnh 2
Trạng khói mù tiếp tục lan rộng gây ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân. (Ảnh minh họa)

Indonesia được cho là đang thực hiện các biện pháp khẩn cấp và mạnh mẽ nhất. Ngoài việc tăng cường lực lượng phòng chống cháy rừng đến các địa điểm xảy ra cháy, Chính phủ Indonesia đã cảnh báo có thể áp dụng những biện pháp và hình phạt nghiêm khắc với các cá nhân và tổ chức liên quan để xảy ra cháy rừng. Trước mắt, nước này đã niêm phong 42 đồn điền với diện tích khoảng 6.000ha bị ảnh hưởng bởi cháy rừng. Trong khi đó, các đồn điền có thể bị phạt tiền, rút giấy phép hoạt động và phải đền bù thiệt hại do để gây ra cháy rừng trong khu vực mình quản lý. Bên cạnh đó, người đứng đầu các đồn điền này có thể bị điều tra hình sự.

Tại Malaysia, ngoài việc ban bố các khuyến cáo cho người dân, chính quyền nước này cũng đã đưa ra các biện pháp cụ thể, nhất là tại những nơi bị ảnh hưởng nặng nề như cho đóng cửa trường học. Ngoài ra, Malaysia cũng tính toán để áp dụng biện pháp tạo mưa nhân tạo ở những khu vực này, cùng với đó là nỗ lực dập tắt các đám cháy rừng xảy ra.

 Indonesia vừa lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Malaysia về việc khói mù độc hại lan sang sang nước này là do các đám cháy rừng tại Indonesia và khẳng định, chính những công ty Malaysia mới là thủ phạm gây cháy. Tranh cãi giữa hai quốc gia láng giềng nổ ra khi Malaysia kêu gọi Indonesia khẩn cấp dập tắt các đám cháy rừng ở Indonesia trong bối cảnh số lượng các điểm nóng cháy rừng trên đảo Kalimantan và Sumatra đã tăng gần gấp 7 lần trong tuần đầu của tháng 9. Bộ trưởng Bộ Môi trường Indonesia cho rằng, lời kêu gọi của giới chức Malaysia là vô căn cứ, đồng thời tuyên bố Malaysia che giấu sự thật về các vụ cháy rừng ở Indonesia.

Bộ trưởng Bộ Môi trường Indonesia đưa ra hình ảnh vệ tinh cho thấy khói mù từ các đám cháy rừng ở Indonesia có thể lan tới Malaysia, nhưng những đám cháy được phát hiện trong tuần qua tại Sarawak trên đảo Borneo thuộc lãnh thổ Malaysia cũng góp phần khiến chất lượng không khí xấu đi. Về phần mình, Bộ trưởng Bộ Môi trường Malaysia dẫn các dữ liệu cho thấy, tổng số vụ cháy rừng trên đảo Borneo và Sumatra của Indonesia là hơn 860 vụ, trong khi ở Malaysia chỉ có 7 vụ, đồng thời lập luận, xét theo hướng gió, khói mù không phải đến từ bang Sarawak của Malaysia.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Năm 2021: Lập kỷ lục phát thải carbon từ cháy rừng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Huy động thêm 400 người tham gia chữa cháy rừng tại Cà Mau
Tỉnh Cà Mau đã huy động thêm 400 người tham gia cháy rừng tại Nông trường 402, xã Khánh Bình Tây, huyện Trần Văn Thời. Đến khoảng gần 3 giờ ngày 11/4, đám cháy cơ bản được khống chế, không để xảy ra cháy lan ra khu vực lân cận.

Tin mới