Thứ hai, 25/11/2024 05:21 (GMT+7)
Chủ nhật, 05/07/2020 13:32 (GMT+7)

Xây dựng hệ thống tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn

Theo dõi KTMT trên

Ngày 4/7, tại Quảng Ninh, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội thảo tham vấn về hệ thống tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn đô thị. Tham dự có đại diện Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ngân hàng Thế Giới, các chuyên gia và các doanh nghiệp trong ngành chất thải rắn khu vực miền Bắc và miền Trung.

Đây là hoạt động trong hợp phần “Nghiên cứu thí điểm chuẩn bị sẵn sàng cho thị trường các-bon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn ở Việt Nam” do Bộ Xây dựng chủ trì (gọi tắt là Hợp phần PMR), thuộc Dự án “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon tại Việt Nam” (Dự án VNPMR).

Tiềm năng lớn về giảm phát thải

Những năm qua, quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, phát triển công nghiệp, dịch vụ đã làm chất thải rắn sinh hoạt phát sinh và gia tăng nhanh theo thời gian.

Theo ông Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng), cả nước hiện có khoảng 1.000 bãi chôn lấp chất thải rắn. Dự án đã nghiên cứu đánh giá 378 bãi chôn lấp CTRSH đô thị, trong đó, khoảng 130 bãi chôn lấp được đánh giá hợp vệ sinh. Quá trình phân hủy rác tại các bãi này phát thải lượng lớn khí nhà kính.

Xây dựng hệ thống tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn - Ảnh 1
PGS.TS Vũ Ngọc Anh, Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ và Môi trường (Bộ Xây dựng) phát biểu tại hội thảo.

Kết quả kiểm kê khí nhà kính đối với chất thải rắn trong gian đoạn 2014 - 2016 cho thấy, hoạt động chôn lấp chất thải rắn tạo ra lượng khí nhà kính lớn nhất so với các phương pháp xử lý chất thải rắn khác.

Năm 2014, hoạt động chôn lấp chất thải rắn đã phát thải trên 6,5 triệu tấn CO2 - chiếm 93% tổng lượng phát thải khí nhà kính từ hoạt động xử lý chất thải rắn. Năm 2016, số lượng này là trên 8 triệu tấn, chiếm khoảng 92%.

Do đó, mục tiêu của Hợp phần PMR là giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA) tạo tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về hiện trạng quản lý chất thải rắn và phát thải khí nhà kính của ngành chất thải rắn.

Về xử lý chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), những năm gần đây, tốc độ đầu tư xây dựng các cơ sở xử lý CTRSH có xu thế gia tăng. Đến nay, có khoảng 295 cơ sở xử lý CTRSH, trong đó xử lý CTRST đô thị có 36 số cơ sở ủ phân hữu cơ và 72 cơ sở sử dụng công nghệ đốt. Đây được xem là những cơ sở tiềm năng trong giảm phát thải khí nhà kính thông qua các công nghệ xử lý CTRSH.

Xây dựng hệ thống tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn - Ảnh 2
Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo.

Theo một số nghiên cứu, đánh giá, ước tính tiềm năng thu hồi điện từ rác thải sinh hoạt Việt Nam khoảng quy mô công suất từ 200 - 4000 tấn/ngày, thu hồi tương đương khoảng 200MW điện. Nếu tận dụng triệt để nhiệt lượng sinh ra từ các quá trình đốt, lượng Khí nhà kính phát thải trực tiếp sinh có thể giảm tới 60% so với chôn lấp, chưa tính đến lượng giảm phát thải gián tiếp từ điện năng sinh ra. Với các thiết bị thu hồi nhiệt hiện đại, người ta có thể tận dụng hầu hết nhiệt năng thải ra để đưa trở lại quá trình sản xuất.

Từ đầu dự án đến nay, ác chuyên gia Hợp phần PMR đã và đang làm việc với các địa phương là Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng để tìm hiểu hiện trạng xử lý CTRSH, những vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp, đề xuất ba bãi chôn lấp thí điểm tạo tín chỉ carbon và xác định tiềm năng xây dựng thị trường carbon. Trên cơ sở này, dự án sẽ đề xuất các khuyến nghị chính sách thúc đẩy các hoạt động tạo tín chỉ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

Thúc đẩy hình thành thị trường carbon tại Việt Nam

Một trong những mục tiêu chính của hợp phần PMR đặt ra là hình thành công cụ thị trường, hệ thống cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính và lộ trình tham gia thị trường carbon trong lĩnh vực chất thải rắn.

Theo TS Trương Đức Trí, Giám đốc BQL Dự án VNPMR, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT), việc hình thành và phát triển thị trường carbon ở Việt Nam và., tham gia thị trường tín chỉ carbon thế giới còn là một quá trình dài, đòi hỏi có nhiều đầu tư về nhận thức, kỹ thuật, nhân lực và tài chính.Theo một số nghiên cứu, đánh giá, ước tính tiềm năng thu hồi điện từ rác thải sinh hoạt Việt Nam khoảng quy mô công suất từ 200 - 4000 tấn/ngày, thu hồi tương đương khoảng 200MW điện. Nếu tận dụng triệt để nhiệt lượng sinh ra từ các quá trình đốt, lượng Khí nhà kính phát thải trực tiếp sinh có thể giảm tới 60% so với chôn lấp, chưa tính đến lượng giảm phát thải gián tiếp từ điện năng sinh ra. Với các thiết bị thu hồi nhiệt hiện đại, người ta có thể tận dụng hầu hết nhiệt năng thải ra để đưa trở lại quá trình sản xuất.

Từ đầu dự án đến nay, ác chuyên gia Hợp phần PMR đã và đang làm việc với các địa phương là Hà Nội, Bình Dương, Hải Phòng để tìm hiểu hiện trạng xử lý CTRSH, những vướng mắc khó khăn của các doanh nghiệp, đề xuất ba bãi chôn lấp thí điểm tạo tín chỉ carbon và xác định tiềm năng xây dựng thị trường carbon. Trên cơ sở này, dự án sẽ đề xuất các khuyến nghị chính sách thúc đẩy các hoạt động tạo tín chỉ từ phía các cơ quan quản lý nhà nước.

Thúc đẩy hình thành thị trường carbon tại Việt Nam

Một trong những mục tiêu chính của hợp phần PMR đặt ra là hình thành công cụ thị trường, hệ thống cơ sở dữ liệu về phát thải khí nhà kính và lộ trình tham gia thị trường carbon trong lĩnh vực chất thải rắn.

Theo TS Trương Đức Trí, Giám đốc BQL Dự án VNPMR, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT), việc hình thành và phát triển thị trường carbon ở Việt Nam và., tham gia thị trường tín chỉ carbon thế giới còn là một quá trình dài, đòi hỏi có nhiều đầu tư về nhận thức, kỹ thuật, nhân lực và tài chính.

Xây dựng hệ thống tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn - Ảnh 3
TS Trương Đức Trí, Giám đốc BQL Dự án VNPMR, Phó Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu (Bộ TN&MT) phát biểu tại hội thảo.

Trước mắt, chúng ta ưu tiên xây dựng, ban hành hệ thống kiểm kê khí nhà kính, hệ thống giám sát phát thải khí nhà kính và hệ thống MRV cấp quốc gia/ngành/tiểu ngành/cơ sở sản xuất một cách minh bạch, chính xác theo yêu cầu và tiêu chuẩn quốc tế.

Bên cạnh đó, xác định lộ trình giảm phát thải khí nhà kính cho từng ngành/tiểu ngành, cũng như xây dựng, ban hành Bộ tiêu chí xác định hạn ngạch phát thải khí nhà kính và phân bổ cho từng ngành/tiểu ngành/cơ sở sản xuất.

Tại hội thảo, các nhà quản lý, các chuyên gia, các nhà khoa học và cộng đồng doanh nghiệp cùng trao đổi, thảo luận, làm rõ các khía cạnh từ kỹ thuật đến chính sách, từ tác động đến kinh tế, xã hội và môi trường; đặc biệt là vấn đề bảo đảm tính thống nhất với hệ thống pháp luật và tính khả thi của các chính sách để hoàn thiện các quy định liên quan đến quy trình MRV, hướng dẫn kỹ thuật về các hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

Xây dựng hệ thống tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn - Ảnh 4
Các đại biểu thảo luận, góp ý về các hoạt động tạo tín chỉ trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

Theo ông Vũ Ngọc Anh, các kết quả của hợp phần PMR sẽ hỗ trợ Bộ Xây dựng nghiên cứu ban hành Hệ thống MRV cấp ngành và lộ trình giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

Đây là cơ sở để triển khai hiệu quả dự án VNPMR và đạt được các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn năm 2025, tầm nhìn đến 2050 và Chiến lược, kế hoạch hành động quốc gia về BĐHH và tăng trưởng xanh.

Dự án "Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường carbon tại Việt Nam" (VNPMR) do Chương trình sẵn sàng tham gia thị trường carbon quốc tế hỗ trợ, ủy thác cho Ngân hàng thế giới quản lý.

Mục tiêu nhằm tăng cường năng lực xây dựng, thực hiện và phổ biến các chính sách, công cụ quản lý nhà nước đối với các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính phù hợp với điều kiện quốc gia (NAMA), hình thành công cụ thị trường, thí điểm NAMA tạo tín chỉ carbon và xây dựng lộ trình tham gia thị trường carbon trong nước và thế giới.

Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan phối hợp chính bao gồm Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng.

Khánh Ly

Bạn đang đọc bài viết Xây dựng hệ thống tín chỉ carbon trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thời tiết những ngày cuối tháng 11 tại TPHCM ra sao?
Theo Cơ quan khí tượng, trong ngày 28/11 TPHCM có khả năng có mưa rào và dông rải rác với một vài nơi có mưa vừa. Trong những ngày còn lại, thời tiết không mưa hoặc chỉ có mưa vài nơi với lượng không đáng kể.
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng
Dù đã đón nhiều đợt không khí lạnh nhưng miền Bắc vẫn nóng, người dân chưa cảm nhận được cái lạnh. Do đợt không khí lạnh này về rất khô, trời ít mây và có nắng nên nhiệt độ thấp nhất thường rơi vào đêm và sáng sớm, ban ngày ít cảm nhận được lạnh.

Tin mới