Ngày 29/6, Tổng Giám đốc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Tedros Adhanom Ghebreyesus cảnh báo, nếu tinh thần đoàn kết không thay thế sự chia rẽ thì điều tồi tệ nhất trong đại dịch Covid-19 vẫn còn ở phía trước.
Mỹ đã vượt mốc 2 triệu ca mắc Covid-19 trong khi WHO cảnh báo sau 6 tháng, “đây không phải là thời điểm để thở phào” vì dịch bệnh “còn lâu mới qua đi”.
Ngày 25/5, Giám đốc điều hành Chương trình y tế khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Tiến sĩ Michael Ryan cảnh báo các quốc gia đang chứng kiến diễn biến dịch Covid-19 thuyên giảm vẫn có thể phải đối mặt với “đỉnh dịch thứ hai ngay lập tức” nếu dỡ bỏ quá sớm những biện pháp ngăn chặn dịch bệnh bùng phát.
Tính đến 8h sáng 24/5 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận tổng cộng 5.401.222 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19, trong đó có 343.799 ca tử vong.
Thay vì tới trụ sở của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tại Thụy Sĩ để họp bàn và đưa ra quyết định về các vấn đề y tế toàn cầu, năm nay các thành viên của Đại Hội đồng y tế thế giới (WHA) tham gia hội nghị thường niên trực tuyến đầu tiên diễn ra trong hai ngày 18 và 19/5. Theo kế hoạch, các cuộc thảo luận tại của WHA phần lớn tập trung vào Covid-19.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho biết Việt Nam tiếp tục quản lý chặt chẽ người nhập cảnh, nới lỏng ở bên trong, thực hiện mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa bảo đảm phát triển kinh tế-xã hội.”
Việt Nam phát hiện ca bệnh Covid-19 đầu tiên vào ngày 23/1/2020. 100 ngày qua là sự vào cuộc quyết liệt của các lực lượng quân đội, công an, y tế, truyền thông, các nhà khoa học và người dân.
WHO có thư thông báo chính thức công nhận bộ kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2 “LightPower iVA SARS-CoV-2 1st RT-rPCR” của Việt Nam đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng của WHO.
Viết trên mạng xã hội Twitter, bà Hoa Xuân Oánh cho biết khoản tài trợ trên đặc biệt nhằm mục đích tăng cường hệ thống y tế của các quốc gia đang phát triển.