Thứ bảy, 27/07/2024 06:29 (GMT+7)
Thứ hai, 11/04/2022 06:00 (GMT+7)

Vì sao san hô chết hàng loạt tại Quy Nhơn?

Theo dõi KTMT trên

Thời gian qua, tại khu vực Hòn Sẹo (xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) hàng loạt rạn san hô bị chết. Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đã yêu cầu cơ quan chức năng làm rõ nguyên nhân.

Vừa qua, một số trang báo và mạng xã hội đưa tin về việc san hô tại Hòn Sẹo (TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) bị chết hàng loạt khiến hệ sinh thái biển nơi này bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Đáng nói, nguyên nhân san hô chết được cho là có một nhóm người từ địa phương khác đến lén lút khai thác trộm vào ban đêm.

Để làm rõ sự việc này, ông Nguyễn Phi Long, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định đã chỉ đạo ngành Nông nghiệp tỉnh phối hợp với Ủy ban nhân dân TP.Quy Nhơn và Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Lý phối hợp khảo sát, đánh giá, làm rõ nguyên nhân khiến cho san hô tại khu vực Hòn Sẹo bị chết.

“Trong thời gian dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Định nói chung, TP.Quy Nhơn nói riêng bị hạn chế; việc tắm biển hay lặn ngắm san hô hầu như không có. Do vậy, chúng ta phải đánh giá lại nguyên nhân san hô chết là do thủy triều, do biến đổi khí hậu hay còn nguyên nhân nào khác”, ông Nguyễn Phi Long nói.

Vì sao san hô chết hàng loạt tại Quy Nhơn? - Ảnh 1
San hô chết bất thường ở khu vực Hòn Sẹo, xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn (ảnh chụp từ clip bạn đọc cung cấp).

Được biết, từ năm 2020, Ủy ban nhân dân thành phố Quy Nhơn đã công nhận và giao cho 4 Tổ cộng đồng tại các địa phương với 220 thành viên quyền đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên tổng diện tích 46 ha mặt nước có rạn san hô.

Trong đó, Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Lý quản lý khu vực biển Bãi Dứa với diện tích 8 ha; Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Hải quản lý khu vực biển phía Tây của đảo Hòn Khô Nhỏ với diện tích trên 12 ha; Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản xã Nhơn Châu quản lý khu vực biển Bãi Trước với diện tích trên 20 ha; Tổ cộng đồng bảo vệ nguồn lợi thủy sản phường Ghềnh Ráng quản lý khu vực biển Hòn Nhàn với diện tích gần 6 ha.

Sau một thời gian khoanh vùng bảo vệ diện tích mặt nước được giao này, hệ sinh thái rạn san hô bước đầu được phục hồi. Cụ thể, tại Bãi Dứa có độ phủ san hô đạt 75,6%, tại Hòn Khô Nhỏ đạt 44,3%, tại Hòn Nhàn đạt 31,8% và tại khu vực biển Bãi Trước là 23,1%.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Vì sao san hô chết hàng loạt tại Quy Nhơn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

LỜI ĐIẾU đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Cổng Thông tin điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu toàn văn Lời điếu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng do đồng chí Tô Lâm, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Trưởng Ban Lễ tang đọc tại Lễ Truy điệu ngày 26/7/2024.
Thực hành ESG: Không dễ để triển khai!
Dù các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của bộ tiêu chuẩn đo lường các yếu tố liên quan đến định hướng chiến lược và hoạt động phát triển bền vững (ESG) nhưng thực tiễn thực hành lại đang gặp nhiều khó khăn.