Thứ sáu, 26/04/2024 16:08 (GMT+7)
Thứ tư, 15/12/2021 16:00 (GMT+7)

Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị: Đột phá trong trồng rừng được cấp chứng chỉ

Theo dõi KTMT trên

Cuối tháng 11/2021, trong chuyến khảo sát ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã rất bất ngờ trước sự thay đổi về nhận thức, tư duy ở nhiều mô hình, hợp tác xã về trồng rừng bền vững, đặc biệt là tư duy phát triển rừng.

Mua bảo hiểm cho rừng

Theo Bộ NN&PTNT, sau gần 8 năm thực hiện đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” và gần 4 năm thực hiện kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017- 2020.

Bên cạnh những thành tựu đạt được, ngành nông nghiệp nói chung và phát triển các vùng nguyên liệu nông sản vẫn bộc lộ nhiều hạn chế, vì vậy, Bộ NN&PTNT chỉ đạo xây dựng “Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông, lâm sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025” nhằm thí điểm cơ chế, cách làm trên địa bàn 5 vùng nguyên liệu hàng hóa tập trung thuộc địa bàn 11 tỉnh, qua đó tổng kết rút kinh nghiệm và nhân rộng những mô hình hiệu quả ra cả nước.

Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị: Đột phá trong trồng rừng được cấp chứng chỉ - Ảnh 1
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá cao phát triển mô hình trồng rừng tại Quảng Trị. (Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam)

Khảo sát một số mô hình trồng rừng FSC tại Quảng Trị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đánh giá cao sự chủ động, quyết liệt của tỉnh Quảng Trị trong phát triển mô hình trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ quản lý rừng bền vững.

Để triển khai đề án phát triển vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng có chứng chỉ bền vững tại miền Trung phục vụ chế biến và xuất khẩu giai đoạn 2021-2025, Bộ NN&PTNT cam kết sẽ hỗ trợ địa phương trong việc đảm bảo hạ tầng vùng sản xuất; đào tạo nguồn nhân lực, quản trị, giống keo lai nuôi cấy mô… cho các HTX tổ chức sản xuất theo quy hoạch của đề án.

Đồng thời, xây dựng mô hình thí điểm về hỗ trợ mua bảo hiểm đối với rừng trồng kinh doanh gỗ lớn, đặc biệt là rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC để hạn chế rủi ro, giúp các HTX, người trồng rừng yên tâm đầu tư trồng rừng có chứng chỉ với thời gian kinh doanh dài. Hỗ trợ kết nối với các doanh nghiệp trong việc sản xuất theo chuỗi giá trị.

Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị xây dựng sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị rừng trồng gỗ lớn

Vùng gỗ rừng trồng tại Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị sẽ tập trung thực hiện các nội dung như thành lập 24 hợp tác xã vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng, xây dựng các bãi tập kết gỗ, đặc biệt là xây dựng các mô hình khuyến nông như mô hình “tỉa thưa và thâm canh rừng trồng có chứng chỉ”, mô hình “chuyển hóa gỗ dăm sang gỗ lớn” trên địa bàn tỉnh Quảng Trị, mô hình “tỉa thưa và thâm canh rừng trồng có chứng chỉ” trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế...

Hàng loạt chính sách hỗ trợ về bảo hiểm, tín dụng, cơ giới hóa và nguồn kinh phí khoảng 327,4 tỉ đồng để thực hiện, có thể khẳng định không lâu nữa vùng nguyên liệu gỗ rừng trồng chứng chỉ bền vững ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị sẽ được hình thành.

Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị: Đột phá trong trồng rừng được cấp chứng chỉ - Ảnh 2
Xây dựng sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ giúp người dân phát triển kinh tế. (Ảnh minh họa)

Cuối tháng 11/2021, trong chuyến khảo sát ở Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam đã không khỏi bất ngờ trước sự thay đổi về nhận thức, tư duy ở nhiều mô hình, hợp tác xã về trồng rừng bền vững, đặc biệt là tư duy phát triển rừng gỗ lớn, rừng được cấp chứng chỉ.

Tại Thừa Thiên - Huế, xây dựng sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị rừng trồng gỗ lớn có chứng chỉ đã được triển khai trên địa bàn 4 huyện (Phong Điền, Phú Lộc, Nam Đông, A Lưới) và 2 thị xã (Hương Trà và Hương Thủy). Thừa Thiên - Huế cũng đã ký hợp tác liên kết với các công ty để tiêu thụ sản phẩm gỗ rừng trồng có chứng chỉ đối với các hợp tác xã, lâm hộ trồng rừng có quy mô nhỏ và thành viên hợp tác xã, thành lập được 25 hợp tác xã lâm nghiệp bền vững, mỗi hợp tác xã xây dựng phương án sản xuất kinh doanh cụ thể và rõ ràng, sản xuất gắng với liên kết theo chuỗi giá trị.

Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế, ông Nguyễn Đình Đức cho biết, trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng chứng chỉ bền vững là chủ trương, định hướng lớn và UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã giao nhiệm vụ cho Sở NN&PTNT xây dựng kế hoạch hỗ trợ bà con nông dân giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng mở rộng quy mô rừng trồng gỗ lớn, có chứng chỉ rừng tối thiểu là 12.000 ha với ít nhất trên 2.250 hộ nông dân/40 hợp tác xã lâm nghiệp bền vững, có doanh nghiệp đầu mối bao tiêu toàn bộ sản phẩm gỗ lớn trên địa bàn.

Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị: Đột phá trong trồng rừng được cấp chứng chỉ - Ảnh 3
Những cánh rừng vì một mục tiêu phát triển bền vững. (Ảnh minh họa)

Tỉnh Thừa Thiên - Huế cũng đã thành lập Hội Chủ rừng phát triển bền vững (FOSDA) với chức năng bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của các chủ rừng hộ gia đình quy mô nhỏ trong hoạt động kinh doanh rừng bền vững; Đồng thời có nhiệm vụ thúc đẩy các chủ rừng tích cực hưởng ứng tham gia vào hoạt động quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn được Hội đồng Quản trị rừng Quốc tế công nhận.

Tại Quảng Trị, từ năm 2010, tỉnh này đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, hợp tác với các tổ chức quốc tế đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chuyển đổi mô hình trồng rừng gỗ dăm qua mô hình trồng rừng gỗ lớn có chứng chỉ quản lý rừng bền vững (chứng chỉ FSC). Nhờ vậy, Quảng Trị trở thành tỉnh đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC cho các tổ chức, mô hình nhóm hộ gia đình.

Đến nay, toàn tỉnh đã có 22.067 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC. Đặc biệt, đã thiết lập được chuỗi liên kết tiêu thụ gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC với các doanh nghiệp có chứng chỉ CoC ký cam kết bao tiêu toàn bộ sản lượng gỗ có chứng chỉ của Hội FSC Quảng Trị nói chung và các hợp tác xã nói riêng với giá cao hơn với so với giá gỗ không có chứng chỉ từ 15-18%.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Thừa Thiên – Huế và Quảng Trị: Đột phá trong trồng rừng được cấp chứng chỉ. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới