Thứ sáu, 04/07/2025 15:51 (GMT+7)
Thứ hai, 02/06/2025 06:34 (GMT+7)

Việt Nam sẽ phát triển 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo

Theo dõi KTMT trên

Việt Nam sẽ phát triển 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại miền Bắc và Nam Trung Bộ - Nam Bộ.

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 1509/QĐ-BCT, phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 điều chỉnh (Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh).

Việt Nam sẽ phát triển 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo - Ảnh 1
Ảnh minh họa.

Trong đó, Bộ Công Thương đề xuất phát triển 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo liên vùng tại miền Bắc (Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình...) và Nam Trung Bộ - Nam Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận, TP.HCM...).

Các trung tâm này sẽ tích hợp chế tạo thiết bị, nghiên cứu - đào tạo và hậu cần - dịch vụ, từ đó hình thành chuỗi giá trị hoàn chỉnh và tăng năng lực cạnh tranh của Việt Nam trên bản đồ năng lượng tái tạo toàn cầu.

Trong lĩnh vực an sinh, kế hoạch đặt mục tiêu cấp điện cho hơn 911.000 hộ dân tại vùng nông thôn, miền núi và hải đảo, nâng tỷ lệ tiếp cận điện lên gần như tuyệt đối. Đồng thời, hơn 2.478 trạm bơm tại đồng bằng sông Cửu Long cũng sẽ được cấp điện ổn định phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Theo kế hoạch, tổng nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2025 - 2030 cho phát triển nguồn và lưới điện là khoảng 3,3 triệu tỷ đồng (hơn 136 tỷ USD), trong đó vốn đầu tư từ Nhà nước chiếm gần 30%, còn lại là nguồn vốn xã hội hóa. Giai đoạn 2031 - 2035 tiếp tục cần tới 3,1 triệu tỷ đồng (hơn 130 tỷ USD).

Việt Nam sẽ đẩy mạnh nhập khẩu điện từ các quốc gia có tiềm năng thủy điện lớn. Dự kiến đến năm 2030, tổng công suất nhập khẩu từ Lào đạt khoảng 9.360 - 12.100 MW, căn cứ theo các hiệp định hợp tác song phương đã ký kết giữa hai Chính phủ; cùng với đó tận dụng khả năng nhập khẩu phù hợp với điều kiện đấu nối từ Trung Quốc với quy mô hợp lý. Nếu điều kiện thuận lợi, giá thành hợp lý, có thể tăng thêm quy mô tối đa hoặc đẩy sớm thời gian nhập khẩu điện từ Lào về khu vực miền Bắc.

Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, đến năm 2030, tổng công suất điện mặt trời cả nước khoảng 46.459 - 73.416 MW, điện gió trên bờ dao động từ 26.066 đến 38.029 MW. Trong khi, điện gió ngoài khơi phục vụ nhu cầu trong nước đặt mục tiêu đạt 6.000 MW vào 2030 và 17.032 MW năm 2035.

Trong tương lai, năng lượng tái tạo không chỉ tiêu thụ nội địa mà còn được ứng dụng sản xuất các loại năng lượng mới và xuất khẩu. Trong đó, khoảng 15.000 MW, chủ yếu là điện gió ngoài khơi dùng sản xuất hydro xanh, amoniac xanh.

Đến 2035, công suất bán điện sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác có thể đạt từ 5.000-10.000 MW và duy trì quy mô tối thiểu 10.000 MW đến 2050. Mức xuất khẩu có thể cao hơn, tùy theo nhu cầu thực tế của bên mua trên nguyên tắc bảo đảm hiệu quả kinh tế, an ninh năng lượng và quốc phòng.

Minh Thành

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam sẽ phát triển 2 trung tâm công nghiệp, dịch vụ năng lượng tái tạo. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Chiến lược phát triển nguồn thu cho Lào Cai sau sáp nhập
Xây dựng một chiến lược tổng thể về phát triển nguồn thu cho tỉnh Lào Cai mới không chỉ là yêu cầu tất yếu trước áp lực ngân sách, mà còn là bước đi quan trọng nhằm nâng cao năng lực tự chủ tài chính, tạo dư địa để hiện thực hóa các định hướng phát triển.
Thách thức Net Zezo khi CO² vượt ngưỡng báo động
Theo dữ liệu công bố từ Viện Hải dương học Scripps và Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương quốc gia Mỹ (NOAA), nồng độ khí CO² trung bình trong khí quyển tháng 5/2025 đã chính thức vượt ngưỡng báo động 430 phần triệu (ppm).

Tin mới