Chủ nhật, 05/05/2024 13:52 (GMT+7)
Chủ nhật, 06/08/2023 06:21 (GMT+7)

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành lý giải nguyên nhân sạt lở đất, đá ở Tây Nguyên

Theo dõi KTMT trên

Hơn một tuần qua, thời tiết bất thường, mưa lớn, các tỉnh Tây Nguyên liên tục xảy ra sạt lở, sụt lún khiến một số tuyến đường, nhà dân bị hư hỏng, cướp đi sinh mạng nhiều người.

Hơn một tuần qua, thời tiết bất thường, mưa lớn, các tỉnh Tây Nguyên liên tục xảy ra sạt lở, sụt lún khiến một số tuyến đường, nhà dân bị hư hỏng, cướp đi sinh mạng nhiều người. Điển hình là những vụ sạt lở đất tại Đà Lạt, tại Đèo Bảo Lộc hay vấn đề an toàn hồ đập tại một số điểm ở Đắk Lắk, Đắk Nông.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành lý giải nguyên nhân sạt lở đất, đá ở Tây Nguyên - Ảnh 1

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cung cấp thông tin tới báo chí tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/6.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ chiều 5/8 trước những vấn đề được báo chí quan tâm, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành cho biết: Những sườn núi, sườn đồi tự nhiên thì sự phong hoá đất đá xảy ra từ từ và đất đá cũng trượt lở một cách từ từ để tạo nên các sườn dốc tự nhiên và ổn định.

 Khi chúng ta cần không gian để phát triển, có các hoạt động thay đổi bề mặt, ví dụ như chuyển đất rừng thành đất để trồng cây hay san gạt đất để làm nhà, làm đường, xây dựng các hồ chứa nước, đập, thuỷ điện. Khi đó, các cấu trúc bề mặt đất đã thay đổi và khi có lượng mưa lớn thì nguy cơ sạt lở sẽ lớn hơn.

Cách để chúng ta phát hiện và cảnh cáo được những điểm sạt lở này là có những dấu hiệu, ví dụ như vết nứt, cây cối trên những sườn đồi, sườn núi nghiêng theo một hướng, hay có những tiếng nổ trong lòng đất thể hiện vết nứt đang phát triển. Khi phát hiện những dấu hiệu này, người dân và các lực lượng ở địa phương cần theo dõi, nếu thấy nguy cơ lớn thì phải di dời.

“Hiện nay, về nhận thức cũng như các hành động cụ thể, đặc biệt là các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cứu nạn tại các địa phương, đều đã có những tài liệu, bản đồ về các điểm nguy cơ sạt lở cao tại địa phương mình.

Lực lượng thanh niên xung kích phòng chống thiên tai cũng được đào tạo để có thể rà soát trước những trận mưa lớn, những điểm, những dấu hiệu như tôi đã nói ở trên để có thể cảnh báo cho người dân di dời nếu cần thiết.

Về cảnh báo, dự báo lượng mưa hiện nay, Tổng cục Khí tượng thuỷ văn đã tổ chức thực hiện với độ chi tiết đến từng các ô 1 x 1 km với những trang thiết bị quan sát tự động và cảnh báo kịp thời”. Thứ trưởng Bộ Tài môi thông tin tại buổi họp báo.

Theo các chuyên gia thời tiết, khí hậu ở Tây Nguyên, Nam Bộ năm nay bất thường, mưa đến sớm, lượng nước lớn, giông lốc bất thường. Nhiều nơi lượng mưa trong tháng 7 bằng 60-70% cả năm trước. Dự báo tháng 8 và 9, hai khu vực này vẫn hứng chịu những trận mưa lớn và giông lốc.

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành lý giải nguyên nhân sạt lở đất, đá ở Tây Nguyên - Ảnh 2
Hiện tượng sụt lún tại khu vực Tây Nguyên.

Để chủ động ứng phó với diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, ngày 5/8, Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai - Văn phòng Ủy ban Quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn đã ban hành Công điện số 08/CĐ - QG.

Công điện nêu rõ, các bộ, ngành, địa phương huy động lực lượng, phương tiện khẩn trương hỗ trợ người dân khắc phục thiệt hại nhà ở, sản xuất nông nghiệp; khắc phục nhanh các tuyến giao thông bị sạt lở; theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, thông tin kịp thời, đầy đủ đến các cấp chính quyền, người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó, giảm thiểu thiệt hại.

Các tỉnh miền núi phía Bắc kiểm tra, rà soát khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng để chủ động di dời, sơ tán người dân khu vực có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt sâu, lũ quét, sạt lở đất. Lực lượng chức năng tổ chức kiểm soát, hướng dẫn giao thông, cắm biển cảnh báo, nhất là qua các ngầm, tràn, khu vực ngập sâu, nước chảy xiết; chủ động bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố, đảm bảo giao thông thông suốt trên các trục giao thông chính khi xảy ra mưa lớn.

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ chiều ngày 5/6, Thứ trưởng Lê Công Thành kiến nghị: "Chúng tôi rất mong rằng các cơ quan truyền thông báo chí tiếp tục đồng hành, đưa tin kịp thời, tuyên truyền những kiến thức về theo dõi, giám sát sạt lở đất đến tận từng người dân để giảm thiểu hơn nữa thiệt hại có thể xảy ra”.

Xuất hiện thêm điểm biến dạng địa chất ở Đắk Nông

Sáng 5/8, chủ Cửa hàng kinh doanh xăng dầu Minh Phương 3, tại đường Tôn Đức Thắng, phường Nghĩa Thành, thành phố Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông phát hiện hệ thống bồn chứa xăng dầu phía sau trạm bơm đặt âm dưới đất bất ngờ bị đẩy nổi lên cao so với mặt đất nên báo cơ quan chức năng.

Cùng ngày, lãnh đạo tỉnh Đắk Nông và thành phố Gia Nghĩa đã kiểm tra hiện trường theo tin báo. Tại thời điểm kiểm tra, hệ thống bồn chứa xăng dầu đã nổi lên so với mặt đất khoảng 1,5m, phía dưới và chung quanh bồn có nhiều nước ứ đọng cao gần sát với mặt nền.

P.V

Bạn đang đọc bài viết Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Công Thành lý giải nguyên nhân sạt lở đất, đá ở Tây Nguyên. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới