Thứ năm, 03/04/2025 10:43 (GMT+7)
Thứ bảy, 04/03/2023 14:00 (GMT+7)

Phát triển ngành lúa gạo theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, nông nghiệp nói chung, ngành lúa gạo nói riêng, đang chuyển đổi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Lúa gạo là ngành hàng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, chính trị - xã hội và môi trường ở Việt Nam nói chung và ngành nông nghiệp nói riêng. Sau gần 30 năm đổi mới, ngành lúa gạo Việt Nam đã đảm bảo an ninh lương thực tạo việc làm và thu nhập cho 9,3 triệu hộ gia đình ở khu vực nông thôn là nhân tố quyết định xóa đói giảm nghèo và suy dinh dưỡng.

Ngày 3-3, tại TP. Cần Thơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng Vụ hợp tác Quốc tế thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với Ban thư ký Ðối tác phát triển Nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) và các đơn vị có liên quan tổ chức hội thảo “Ðịnh hướng Chiến lược của Nhóm công tác PPP ngành hàng lúa gạo Việt Nam”.

Phát triển ngành lúa gạo theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu - Ảnh 1
Hội thảo “Ðịnh hướng Chiến lược của Nhóm công tác PPP ngành hàng lúa gạo Việt Nam” đã diễn ra tại TP. Cần Thơ vào ngày 3-3 vừa qua

Hội thảo là dịp để các đối tác và các bên liên quan gặp gỡ, trao đổi thông tin và tăng cường liên kết, hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành hàng lúa gạo Việt Nam theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Tại hội thảo, Ban tổ chức đã công bố quyết định thành lập Nhóm công tác đối tác công tư (PPP) về lúa gạo, Dự thảo quy chế và định hướng hoạt động của nhóm, kế hoạch hoạt động của nhóm năm 2023. Đồng thời, trao đổi, thảo luận và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy liên kết, hợp tác và thu hút các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư, phát triển ngành hàng lúa gạo...

Hoạt động của Nhóm công tác PPP hướng đến mục tiêu đẩy mạnh thu hút đầu tư, hiện đại hóa hệ thống nông nghiệp và lương thực thông qua áp dụng công nghệ và kết nối đổi mới sáng tạo. Thúc đẩy cải thiện chất lượng và tính bền vững của ngành lúa gạo Việt Nam thông qua khai thác nỗ lực sẵn có của các tác nhân đa dạng trong chuỗi giá trị. Nghiên cứu, đề xuất với Bộ NN&PTNT chiến lược, quy hoạch phát triển ngành hàng...

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, hợp tác công tư trong sản xuất lúa gạo là cầu nối giữa người sản xuất với các doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước, hướng tới sản xuất lúa gạo bền vững.

Hiện các cấp, các ngành chức năng của nước ta đang tích cực hỗ trợ chuyển đổi hệ thống lương thực của Việt Nam trở thành một hệ thống minh bạch, có trách nhiệm và bền vững, giảm phát thải và thúc đẩy nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Trong đó, Ðề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao, giảm khí phát thải vùng ÐBSCl đang được nghiên cứu xây dựng... Ðể thực hiện tốt các công việc trên rất cần sự tham gia, phối hợp từ khu vực tư nhân.

Ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia khẳng định, Nhóm công tác PPP ngành hàng lúa gạo cam kết chuyển đổi ngành gạo của Việt Nam từ cạnh tranh về giá thành sang cạnh tranh về chất lượng, dinh dưỡng và tính bền vững.

Bên cạnh đó, chuyển dịch dần sang nền nông nghiệp tích hợp đa giá trị gắn liền với phát triển du lịch thông qua việc tăng cường liên kết sản xuất với nông dân, tăng cường khả năng đáp ứng các yêu cầu của thị trường và thúc đẩy khả năng tiếp cận các kênh phân phối bán lẻ ở các thị trường khác nhau.

Ngoài ra, tái cơ cấu lúa gạo giai đoạn mới phải mang lại hiệu quả nâng cao thu nhập cho nông dân, bền vững môi trường và lợi ích cho người tiêu dùng, đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu gạo theo hướng chất lượng cao và giá trị cao.

Nhóm công tác PPP được thành lập là một phần trong nỗ lực không ngừng của Bộ NN&PTNT, Ban thư ký Ðối tác phát triển nông nghiệp bền vững Việt Nam (PSAV) cùng các đối tác nhằm xây dựng, thúc đẩy các hệ thống lương thực toàn diện, linh hoạt và bền vững hơn ở Ðông Nam Á.

Nhóm công tác PPP có sự tham gia của các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ NN&PTNT, các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, viện nghiên cứu, các tổ chức quốc tế...

Vũ Gia

Bạn đang đọc bài viết Phát triển ngành lúa gạo theo hướng bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Áp lực chuyển đổi xanh buộc doanh nghiệp đổi mới
Chuyển đổi xanh và chuyển đổi số mang đến nhiều cơ hội cho doanh nghiệp, giúp thúc đẩy phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng các yêu cầu từ thị trường quốc tế. Tuy nhiên, song hành với cơ hội là những thách thức đáng kể.

Tin mới

Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.
Thay đổi công suất sản xuất và bổ sung sản phẩm: Dự án có phải xin cấp lại giấy phép môi trường?
Tình huống pháp lý của một công ty hoạt động sản xuất vật tư y tế đã được cấp giấy phép môi trường theo quy định tại Luật Bảo vệ môi trường 2020, nay có kế hoạch nhằm bổ sung thêm một mã sản phẩm mới, tăng công suất sản xuất lên 21% so với trước đây.