Thứ năm, 09/05/2024 00:08 (GMT+7)
Thứ tư, 17/07/2019 10:51 (GMT+7)

Lùi ngày công bố kết quả thí điểm công nghệ Nhật "hồi sinh" sông Tô Lịch

Theo dõi KTMT trên

Theo ông Nguyễn Tuấn Anh - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty CP Cải thiện môi trường Việt Nhật (JVE), đơn vị sẽ kiến nghị lên thành phố Hà Nội để lùi ngày công bố kết quả thí điểm nhằm đảm bảo tính khách quan, lấy kết quả làm sạch sông Tô Lịch trong trạng thái ổn định.

Trước đó, từ ngày 9-11/7, Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội đã xả khoảng 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch. Trong 3 ngày mở xả nước, sông Tô Lịch đoạn gần cửa xả, đã có những thay đổi tích cực: nước sông trong xanh, không còn mùi hôi thối.

Tuy nhiên sau 3 ngày, nước sông đã đen trở lại và xuất hiện tình trạng nổi lên hàng trăm con cá chết, bốc mùi hôi thối gần khu vực thí điểm công nghệ Nano Nhật Bản tại đoạn sông gần đường Hoàng Quốc Việt (quận Cầu Giấy, Hà Nội).

Liên quan đến hiện tượng cá chết xung quang khu thí điểm, ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, cá chết trước khi trôi dạt vào khu thí điểm làm sạch. "Cá chết là do quá trình theo dòng nước cuốn vào sông Tô Lịch, cá đã bị va đập, kẹt vào tấm chặn rác nên chết trước khi vào sông. Sau đó, xác cá trôi dạt về phía trung tâm xử lý thí điểm làm sạch nước sông Tô Lịch công nghệ Nhật Bản.

Tiến sĩ Takeba Akira - Cố vấn Tổ chức xúc tiến Thương mại - Môi trường Nhật Bản chia sẻ: "Những ngày trước khi tiếp nhận nước từ hồ Tây, tốc độ dòng chảy bình thường, thấy đàn cá hàng chục con bơi về khu xử lý. Chúng tôi đã đo được hàm lượng oxy hòa tan trong khu vực tăng là điều kiện cho cá sống tốt chứ không phải cá chết do khu vực Nhật Bản".

Lùi ngày công bố kết quả thí điểm công nghệ Nhật "hồi sinh" sông Tô Lịch - Ảnh 1
Sau 3 ngày xả nước, cá chết lại nổi đầy sông Tô Lịch.

Đánh giá về một số ý kiến kiến nghị xả nước thường xuyên vào sông Tô Lịch, ông Akira nhận định nếu có thực hiện đề xuất đó thì nên thực hiện sau khi sông Tô Lịch đã hết ô nhiễm, chất lượng nước được cải thiện, hết mùi, bùn đã phân hủy. "Lúc đó nguồn nước cấp vào sẽ không phải là thau rửa, làm sạch con sông mà có ý nghĩa tạo dòng chảy, nâng mực nước lên thì mới đúng nghĩa hồi sinh dòng sông" - Tiến sĩ người Nhật nói.

Về việc xả khoảng 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch có ảnh hưởng đến kết quả thí điểm công nghệ Nhật Bản làm sạch sông Tô Lịch hay không? ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, việc Công ty Thoát nước Hà Nội xả hơn 1 triệu m3 nước từ hồ Tây ra sông Tô Lịch để phục vụ thoát nước mùa mưa theo quy định là chủ trương của thành phố.

Lùi ngày công bố kết quả thí điểm công nghệ Nhật "hồi sinh" sông Tô Lịch - Ảnh 2
Khu vực thí điểm làm sạch sông Tô Lịch bằng công nghệ Nhật Bản.

Tuy nhiên, ông Tuấn Anh cũng chia sẻ thêm: “Về công tác lấy mẫu sau 2 tháng thí điểm làm sạch (ngày 17/7), chúng tôi phải đảm bảo việc lấy mẫu phải trong trạng thái bình thường. Trong vài ngày tới, nếu nước vẫn chưa trở về tình trạng như ban đầu, JVE sẽ kiến nghị lên thành phố cho lùi ngày công bố kết quả thí điểm để đảm bảo khách quan" - ông Tuấn Anh chia sẻ thêm.

"Việc xả hơn 1 triệu m3 nước hồ Tây vào sông Tô Lịch thì sau vài ngày nước sông chưa trở lại màu đen vốn có. Nếu lấy mẫu đúng thời hạn sau 2 tháng thử nghiệm, nhiều người sẽ cho rằng đó là lấy mẫu nước hồ Tây chứ không phải sông Tô Lịch" - đại diện JVE nói.

Trần Giang (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Lùi ngày công bố kết quả thí điểm công nghệ Nhật "hồi sinh" sông Tô Lịch. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

“Xanh hóa” bao bì thực phẩm, nói dễ khó làm!
“Xanh hóa” bao bì thực phẩm không chỉ là xu hướng mà còn là sự chuyển đổi chiến lược của các doanh nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu về môi trường. Tuy nhiên, quá trình xanh hóa đòi hỏi nguồn vốn, thời gian, cũng như nâng cao trình độ nguồn nhân lực.