Kiên Giang: Yêu cầu đảm bảo môi trường tại khu vực xử lý rác thải
Đề án “Quản lý chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030” vừa được UBND tỉnh Kiên Giang phê duyệt.
Cụ thể, theo Đồ án quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng Kiên Giang đến năm 2025, trên địa bàn tỉnh có 56 trạm trung chuyển chất thải rắn, 7 khu xử lý chất thải rắn liên huyện; 7 bãi chôn lấp khu vực đô thị; 0 bãi chôn lấp khu vực nông thôn và 10 lò đốt xã đảo.
Nội dung chính của quy hoạch đã đưa ra được các dự báo về khối lượng phát sinh, xác định phương thức và phân vùng thu gom, vận chuyển, xác định được vị trí, số lượng và quy mô công suất xử lý của các cơ sở xử lý chất thải rắn sinh hoạt nhưng chưa tập trung vào các vấn đề liên quan đến phân loại rác thải tại nguồn, phương án thu gom, vận chuyển và công nghệ xử lý đáp ứng yêu cầu sau khi rác thải đã được phân loại.
Hiện nay, thực tế chất thải rác sinh hoạt (CTRSH) phát sinh thấp hơn nhiều so với dự báo trong quy hoạch nên quy mô công suất tại các cơ sở xử lý chất thải rắn đã và đang đầu tư thấp hơn nhiều so với quy hoạch. Ví dụ, dự báo lượng CTRSH phát sinh năm 2015 là 1.803,7 tấn/ ngày; năm 2020 là 2.510,1 tấn/ ngày. Thực tế CTRSH phát sinh năm 2002 khoảng 1.274 tấn/ngày.
Thời gian qua, được sự quan tâm của các cơ quan, ban, ngành của tỉnh, các cấp chính quyền địa phương, cùng với nhận thức về bảo vệ môi trường của nhân dân đã được nâng lên, công tác thu gom, xử lý rác thải tại các khu vực đô thị và nông thôn trên địa bàn các huyện, thành phố đã có những chuyển biến.
Các huyện, thành phố đã quan tâm đến công tác thu gom, xử lý rác thải khu vực nông thôn, đã hình thành các tổ thu gom rác thải, đã bố trí bãi chôn lấp rác thải để tập kết. Một số địa phương đã đầu tư xây dựng lò đốt rác thải; Công tác thu phí vệ sinh môi trường ở một số địa phương đã được triển khai hiệu quả nhằm duy trì hoạt động của các tổ, đội vệ sinh môi trường và xử lý rác thải, đã góp phần khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải gây ra.
Công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt đã từng bước đi vào nề nếp; Các công trình xử lý rác thải sinh hoạt quy mô cấp xã, xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương pháp sử dụng lò đốt trước mắt đã giảm thiểu được tình trạng xả rác thải bừa bãi ra sông, kênh, mương, khu vực công cộng; cảnh quan môi trường nông thôn đã được cải thiện rõ rệt.
Công tác thu gom, xử lý rác thải tại khu vực nông thôn, thành thị được chính quyền cấp huyện, xã đặc biệt quan tâm chỉ đạo, nhân dân ủng hộ, tham gia nhiệt tình, ý thức bảo vệ môi trường của mọi tầng lớp trong xã hội đã từng bước nâng cao. Xã hội hóa trong công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt được khuyến khích; trên địa bàn tỉnh có nhiều đơn vị tham gia công tác thu gom xử lý rác thải và vận hành có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc quản lý CTRSH chưa được áp dụng theo phương thức quản lý tổng hợp, chưa chú trọng đến các giải pháp giảm thiểu trong sinh hoạt; Việc áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn, kiểm soát chất thải trong sản xuất còn hạn chế. Việc quy hoạch, đầu tư, bố trí các điểm tập kết, trung chuyển rác thải nông thôn trên địa bàn các huyện chưa được triển khai đồng bộ, hiệu quả.
Hầu hết các bãi chôn lấp rác thải nông thôn trên địa bàn các huyện đều không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường, chủ yếu là bãi chứa tạm thời. Việc phân loại rác tại nguồn chưa hiệu quả; phương tiện, trang thiết bị cho việc thu gom, vận chuyển chất thải còn thiếu (chủ yếu là phương tiện thủ công, thô sơ hoặc đã cũ kỹ,…) chưa đồng bộ, chưa phù hợp với từng loại chất thải sau khi rác thải đã được phân loại tại nguồn.
Thực hiện Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 7/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt điều chỉnh Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Tỉnh Kiên Giang đặt ra mục tiêu đên năm 2025, có 90% tổng lượng CTRSH phát sinh tại các đô thị được thu gom và xử lý đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường; 80% lượng CTRSH phát sinh tại khu dân cư nông thôn tập trung được thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tự xử lý, xử lý tập trung đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.
Để thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra, UBND tỉnh Kiên Giang yêu cầu các địa phương cần đẩy nhanh việc xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai có hiệu quả chương trình phân loại CTRSH tại nguồn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và năng lực quản lý chất thải rắn của địa phương. Huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý CTRSH, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Xây dựng lộ trình giá dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương bảo đảm chi trả cho công tác thu gom, vận chuyển tiến tới bù đáp chi phí xử lý, giảm dần hỗ trợ tài chính từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH; tổ chức thí điển thu giá dich vụ thu gom, vận chuyển xử lý CTRSH dựa trên khối lượng chất thải,…
Dự báo đến năm 2030, rác thải sinh hoạt phát sinh trên địa bàn tỉnh không thay đổi nhiều về đặc trưng, tính chất mà chủ yếu là thay đổi về khối lượng do thay đổi cơ cấu kinh tế, mức sống và sự gia tăng dân số. Vì vậy việc đầu tư hoàn thiện hệ thống thu gom, xử lý rác thải trên địa bàn toàn tỉnh là nhu cầu cấp bách đảm bảo môi trường, chất lượng cuộc sống người dân.
Từ đó đặt ra nhiệm vụ xây dựng và triển khai phương án quản lý tổng thể CTRSH trên địa bàn tỉnh; Xây dựng kế hoạch và từng bước triển khai có hiệu quả cồn tác phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý CTRSH phù hợp với chương trình phân loại CTRSH tại nguồn; Huy động mọi nguồn lực đầu tư, tăng cường xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý CTRSH, triển kahi có hiệu quả đề án thu gom, vận chuyển rác thải gứn với giá tối đa dịch vụ thu gom, vận chuyển, xư lý rác thải trên địa bàn các huyện, thành phố.
Ưu tiên lực chọn các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, thúc đẩy giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn kết hợp với thu hồi năng lượng nhằm tiết kiệm tài nguyên, hạn chế gây ô nhiễm môi trường do chất thải gây ra. Xây dựng các mô hình xã hội hóa trong công tác thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải sinh hoạt nông thôn; triển khai, áp dụng các mô hình điển hình, tiên tiến đem lại hiệu quả cao trong công tác thu gom và xử lý.
Thực hiện có hiệu quả Quyết định số 582/QĐ-TTg ngày 11/04/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường do sử dụng túi ni lông khó phân hủy trong sinh hoạt đến năm 2020; Hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi ni lông kho phân hủy tại các trung tâm thương mại, siêu thị trên địa bàn tỉnh đến năm 202; Quyết định số 1316/QĐ-TTg ngày 22/07/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tăng cường công tác quản lý chất thải nhựa ở Việt Nam.
Rà soát quy hoạch các khu xử lý CTRSH để có phương án điều chỉnh, bổ sung theo hướng xử lý chất thải cho cả vùng đô thị và nông thôn, uu tiên quy hoạch xử lý ở các khu vực biến, hải đảo. Đóng cửa các bãi chôn lấp đã hết công suất, đầu tư cải tạo, nâng cấp hoặc đóng cửa đối với các bãi chôn lấp đang có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Ngăn chặn kịp thời việc hình thành các bãi chôn lấp tự phát, không để phát sinh sau năm 2025. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng đồng về phòng ngừa, giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế, xử lý chất thải rắn, hình thành lối sống thân thiện với môi trường.
Về giải pháp thực hiện sẽ tập trung vào chính sách và đào tạo nguồn nhân lực; Đẩy mạnh về khoa học công nghệ; Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức; Hoàn thiện mang lưới thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt và xây dựng, triển khai mô hình phân loại, xử lý rác thải tại nguồn khu vực nông thôn.
Thanh Tùng