Thứ ba, 19/03/2024 10:48 (GMT+7)
Thứ hai, 17/01/2022 08:17 (GMT+7)

Indonesia và Thái Lan sẽ sản xuất thuốc trị Covid-19

Theo dõi KTMT trên

2 nước Thái Lan, Indonesia và một số quốc gia châu Á khác đang có kế hoạch sản suất loại thuốc viên điều trị Covid-19 Molnupiravir, nhằm đẩy nhanh tốc độ đối phó với dịch bệnh.

Thông tin từ Bộ trưởng Y tế Thái Lan Anutin Charnvirakul mới đây cho biết, quốc gia này có kế hoạch phát triển viên thuốc kháng virus có tên Molnupiravir để điều trị Covid-19, trong bối cảnh các ca mắc biến chủng Omicron đang gia tăng nhanh tại quốc gia này.

Đối với thuốc viên điều trị Covid-19 Molnupiravir dành cho bệnh nhân trưởng thành và có nguy cơ tiến triển bệnh nặng, do hai công ty của Mỹ là Merck và Ridgeback Biotherapeutics được hợp tác phát triển.

Indonesia và Thái Lan sẽ sản xuất thuốc trị Covid-19 - Ảnh 1
Thuốc viên điều trị Covid-19 Molnupiravir được phát triển bởi hãng dược Merck, có trụ sở tại Mỹ. (Ảnh: News Emory)

Thái Lan dự định sẽ cùng một số quốc gia khác trong khu vực bao gồm cả Bangladesh và Ấn Độ, lên kế hoạch sản xuất các phiên bản của loại thuốc này.

"Đối với Molnupiravir, Tổ chức Dược phẩm của Chính phủ có kế hoạch hợp tác phát triển với Viện Nghiên cứu Chulabhorn", Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul nói trong một cuộc họp báo hôm 14/1. “Một ủy ban sẽ nghiên cứu và sản xuất các chất phản ứng. Việc này sẽ bổ trợ thêm cho các hoạt động khác trong thời gian tới”.

Cũng hôm hôm 14/1, Bộ trưởng Y tế Indonesia Budi Gunadi Sadikin cho biết nước này cũng có kế hoạch phát triển Molnupiravir, thông qua sự hợp tác với công ty dược phẩm PT. Amarox Pharma Global, bắt đầu vào tháng 4 hoặc tháng 5/2022.

Hiện tại, Indonesia đã phê duyệt Molnupiravir để sử dụng khẩn cấp và nhận 400.000 viên thuốc được chuyển từ Merck. Thái Lan cũng đặt hàng 50.000 liệu trình Molnupiravir từ Merck và đang thảo luận với hãng dược phẩm Pfizer về 50.000 liệu trình thuốc điều trị Covid-19 dạng viên Paxlovid của công ty này.

Với nhiều quốc gia châu Á cũng đã cấp phép sử dụng loại thuốc Covid-19 này. Tuy nhiên, truyền thông Ấn Độ tiết lộ thông tin Molnupiravir chưa được Hội đồng nghiên cứu y khoa Ấn Độ (ICMR), cơ quan đảm nhiệm xây dựng phác đồ điều trị Covid-19 của Ấn Độ, cập nhật tên vào danh mục thuốc điều trị Covid-19 do lo ngại tác dụng phụ.

Tổng Giám đốc ICMR TS Balram Bhargava cho biết, Molnupiravir chưa được cập nhật vào danh sách thuốc điều trị Covid-19 do một số quan ngại về các phản ứng phụ như đột biến gen, tổn hại đến cơ và xương, có thể dẫn tới các nguy cơ cho việc mang thai và cho trẻ em.

Vào tháng 12/2021, Molnupiravir đã được Cơ quan quản lý Dược Ấn Độ (CDSCO) cấp phép sản xuất và lưu hành tại một số nhà sản xuất trong nước.

Tại Anh, Molnupiravir đã được cấp phép lưu hành có điều kiện để điều trị Covid-19 vào ngày 4/11/2021 và được phê duyệt sử dụng khẩn cấp tại Mỹ vào ngày 23/12/2021.

Molnupiravir là tên hóa học của một loại thuốc dạng viên nang, ban đầu được phát triển để điều trị bệnh cúm bằng cách uống. Molnupiravir ức chế sự sao chép của virus SARS-CoV-2 trong tế bào con người. Nói cách khác, Molnupiravir khiến bộ máy tái tạo chất liệu di truyền của virus buộc phải tạo ra thật nhiều lỗi sai để virus không thể nhân lên.

Thuốc Molnupiravir được sáng chế tại Đại học Emory ở Atlanta (Mỹ) và đang được phát triển bởi hãng dược Merck có trụ trở chính tại Kenilworth, New Jersey và Ridgeback Biotherapeutics LP có trụ sở tại Miami.

Ưu điểm chính của Molnupiravir là được dùng dưới dạng viên uống, cho phép bệnh nhân có thể sử dụng tại nhà. Molnupiravir cũng có giá thành rẻ hơn, một liệu trình Molnupiravir kéo dài 5 ngày sẽ có giá khoảng 700 USD cho mỗi bệnh nhân, bằng 1/3 chi phí điều trị bằng kháng thể đơn dòng.

Các nhà khoa học cho rằng, đây là loại thuốc kháng virus an toàn, có khả năng dung nạp tốt, giá cả phải chăng, dễ sử dụng và là phương pháp điều trị Covid-19 lý tưởng.

Bùi Hằng (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Indonesia và Thái Lan sẽ sản xuất thuốc trị Covid-19. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong cảnh báo sớm thiên tai
Bộ Tài nguyên và Môi trường đặt mục tiêu nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn hàng ngày trong điều kiện thời tiết bình thường. Đáng chú ý sẽ nâng cao độ tin cậy dự báo khí tượng thủy văn bằng ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Việt Nam quyết tâm sản xuất hydrogen xanh
Thủ tướng Chính phủ vừa ký ban hành Quyết định số 165/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Tin mới

Xem xét nới thời gian đăng kiểm xe ô tô cá nhân
Bộ Giao thông Vận tải cho biết sẽ xem xét điều chỉnh chu kỳ kiểm định vào thời điểm phù hợp, bảo đảm điều kiện an toàn kỹ thuật cho phương tiện, góp phần đảm bảo trật tự an toàn giao thông và tạo thuận lợi cho chủ phương tiện.
Pu Ta Leng - Vẻ đẹp hoang sơ của đại ngàn Tây Bắc
Nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn, Pu Ta Leng (Tam Đường, Lai Châu) nổi tiếng trong giới mê leo núi là một trong những đỉnh khó chinh phục bậc nhất với vẻ đẹp hoang sơ, kì vĩ. Quyết tâm chinh phục chúng tôi mới hiểu vì sao ngọn núi này hấp dẫn đến vậy.