Thứ bảy, 05/04/2025 20:04 (GMT+7)
Thứ bảy, 05/04/2025 10:28 (GMT+7)

Hà Nội, TP HCM đặt mục tiêu không khí ở mức an toàn trong 5 năm tới

Theo dõi KTMT trên

Hà Nội, TP HCM phấn đấu trong 5 năm tới đạt mục tiêu chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) ở ngưỡng an toàn với sức khỏe con người.

Văn phòng Chính phủ vừa thông báo chỉ đạo của Phó thủ tướng Trần Hồng Hà, đánh giá ô nhiễm không khí tại Hà Nội, TP HCM tiếp tục gia gia tăng cả quy mô lẫn mức độ, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế xã hội, cuộc sống và sức khỏe người dân.

Thông báo nêu rõ, ô nhiễm không khí tại nhiều địa phương trên toàn quốc tiếp tục có chiều hướng gia tăng cả về quy mô lẫn mức độ, nhất là tại các thành phố lớn, như: Hà Nội, TP HCM, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội, cuộc sống và sức khỏe người dân.

Hà Nội, TP HCM đặt mục tiêu không khí ở mức an toàn trong 5 năm tới - Ảnh 1
Ô nhiễm không khí ở Hà Nội và TP HCM ở mức đáng báo động. Ảnh minh họa.

Để giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng, Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội, TP HCM khẩn trương triển khai các nhiệm vụ giải pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm để trong 5 năm tới đạt mục tiêu chỉ số ô nhiễm không khí (AQI) ở ngưỡng an toàn với sức khỏe con người.

Hà Nội và TP HCM phải triển khai ngay việc kiểm kê nguồn thải, đánh giá thực trạng môi trường không khí; xây dựng kế hoạch hành động 5 năm và hàng năm.

Khẩn trương ban hành theo thẩm quyền và thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ hoạt động thu gom, tái chế chất thải rắn xây dựng; khuyến khích người dân sử dụng phương tiện giao thông công cộng, chuyển đổi sang phương tiện xanh, ít phát thải.

Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các tiêu chuẩn về khí thải tại địa phương mình theo hướng cao hơn, chặt hơn so với tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong tháng 5/2025.

Kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng vi phạm; đề xuất sửa đổi, bổ sung các mức phạt vi phạm hành chính theo hướng tăng nặng; tăng cường thẩm quyền xử phạt cho cấp phường, xã, công an cấp cơ sở trên địa bàn.

Phó Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Hà Nội và TP HCM khẩn trương triển khai các biện pháp quản lý, giám sát, kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Chủ động nghiên cứu, lên phương án di dời, chuyển đổi các cụm công nghiệp lên thành khu công nghiệp, đề xuất, báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát triển các hoạt động, giải pháp thu gom, công nghệ tái chế rơm rạ, phụ phẩm trong hoạt động nông nghiệp, khuyến khích các mô hình nuôi trồng phát thải thấp để ban hành theo thẩm quyền hoặc báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét trong tháng 5.2025.

Xử lý theo pháp luật về hình sự đối với một số trường hợp vi phạm gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của người dân.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành các cụm công nghiệp, các làng nghề, cơ sở gây ô nhiễm cao tại Hà Nội, TP HCM và một số địa phương khác trên cả nước; hoàn thành trong tháng 7/2025.

Các tỉnh, thành phố thực hiện ngay các biện pháp quản lý chất thải, khí thải phát sinh từ các hoạt động xây dựng, giao thông, công nghiệp; phát triển không gian xanh trong quy hoạch, xây dựng đô thị.

Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc tuân thủ quy định pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Phương Thúy

Bạn đang đọc bài viết Hà Nội, TP HCM đặt mục tiêu không khí ở mức an toàn trong 5 năm tới. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Quảng Ninh: Kiên định với mục tiêu phát triển xanh
Trong quá trình phát triển, Quảng Ninh luôn thể hiện rõ quyết tâm phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với bảo vệ môi trường, tận dụng tối đa tiềm năng lợi thế nhưng gắn chặt với phát triển bền vững.
Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.

Tin mới