Thứ bảy, 23/11/2024 05:16 (GMT+7)
Thứ bảy, 09/10/2021 07:15 (GMT+7)

Hàng không 'đóng băng', có làm cho thế giới sạch hơn?

Theo dõi KTMT trên

Không như các ngành khác, nơi có thể có giải pháp thay thế thân thiện hơn với môi trường, hiện không có cách nào để chuyên chở trên bầu trời 8 triệu người mỗi ngày mà không phải đốt các loại dầu.

Ít người ngờ đến nhưng máy bay và hàng không gây ô nhiễm đáng kể. Máy bay di chuyển rất xa và ở nhiều độ cao khác nhau, tạo ra khí thải có khả năng tác động rất lớn đến chất lượng không khí.

Tác động của hàng không lên môi trường

Khi muốn du lịch tới nơi xa xôi nào đó một cách nhanh chóng và tiện lợi, giải pháp hàng đầu hiện nay là đi máy bay. Nhưng thực sự có một số vấn đề khí hậu và môi trường liên quan đến hoạt động của ngành hàng không.

Hàng không 'đóng băng', có làm cho thế giới sạch hơn? - Ảnh 1
Máy bay với vấn đề môi trường. (Ảnh minh họa)

Một nghiên cứu mới của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), công bố trên tạp chí Khoa học và Công nghệ Môi trường, cho thấy máy bay bay ở độ cao hành trình (bay ở độ cao > 35.000 feet) sẽ thải ra các chất ô nhiễm gây ra khoảng 8.000 ca tử vong sớm mỗi năm trên toàn cầu.

Hàng không là một ngành tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, ngành này ngốn tới 5 triệu thùng dùng mỗi ngày. Việc đốt số nhiên liệu này hiện nay tạo ra khoảng 2,5% tổng số khí carbon phát thải - tỉ lệ này có thể tăng lên 22% vào năm 2050 khi các ngành khác tạo ra ít khí thải carbon hơn.

Có biểu đồ so sánh nếu như lấy đơn vị tính là lượng dioxyde carbone phát thải khi vận chuyển 1 hành khách đi quãng đường 1 km, máy bay ô nhiễm gấp đôi xe con, gấp 3 lần xe bus. Tàu hỏa có mức phát thải chỉ bằng 1/14 máy bay và tàu hỏa cao tốc chạy điện có mức phát thải ít hơn cả.

Phân tích các dữ liệu cho thấy ô nhiễm không khí do khí thải máy bay ở khu vực Bắc Mỹ và châu Âu là nặng nhất và điều đó gây bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng không khí ở Ấn Độ và Trung Quốc.

Mặc dù lượng nhiên liệu bị đốt cháy bằng máy bay qua Ấn Độ và Trung Quốc chỉ chiếm 10% tổng số nhiên liệu bị đốt cháy bằng máy bay trên toàn cầu, hai nước phải gánh chịu hậu quả chiếm gần một nửa: Khoảng 3.500 - số người chết hàng năm liên quan khí thải máy bay.

Hàng không 'đóng băng', có làm cho thế giới sạch hơn? - Ảnh 2
Lượng khí thải rất lớn của máy bay. ( Ảnh minh họa)

Đó là bởi vì phần lớn giao thông hàng không xảy ra ở Bắc Bán cầu, nhưng gió đưa khí thải này về phía Đông, nơi chúng có thể kết hợp với chất amoniac thoát ra từ nông nghiệp.

Ấn Độ và Trung Quốc là các khu vực này dân cư đông đúc và có nồng độ amoniac trong khí quyển cao (sinh ra từ sản xuất nông nghiệp). Ammonia này phản ứng oxy hóa nitơ oxit và sunfua oxit tạo ra hạt cực độc mà người dân có thể hít thở phải.

Chưa có giải pháp thiết thực?

Không như các ngành khác, nơi có thể có giải pháp thay thế thân thiện hơn với môi trường (như năng lượng mặt trời thay cho than đá, đèn LED tiết kiệm điện năng thay cho đèn sợi tốt), hiện không có cách nào để chuyên chở trên bầu trời 8 triệu người mỗi ngày mà không phải đốt các loại dầu.

Máy bay ngày càng trở nên hiệu quả hơn nhưng tốc độ của điều đó không đủ nhanh để bù trừ cho sự tăng trưởng khủng khiếp của nhu cầu đi lại bằng hàng không. Máy bay điện thì vẫn chưa sử dụng đại trà được (có lẽ phải hàng thập kỉ nữa), nó bị hạn chế về mức năng lượng trong ắc-quy – nó không thể cung cấp nhiều năng lượng như nhiên liệu phi cơ.

Trong năm nay, do thực hiện nghiêm nguyên tắc và các biện pháp chống dịch Covid-19 nên các hãng hàng không đã cắt giảm số chuyến bay một cách đáng kể. Từ đó cũng giảm đáng kể lượng khí thải ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên đây không phải là biện pháp tối ưu nhất để giảm tác động xấu của máy bay đến môi trường. 

Mới đây, Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đã bắt tay vào giải quyết vấn đề phát thải hàng không vào năm 2016, giới thiệu một cơ chế dựa trên thị trường, gọi là kế hoạch giảm và bù trừ carbon trong ngành hàng không quốc tế (CORSIA).

Theo CORSIA, các hãng hàng không các nước được quy định hạn mức phát thải carbon – nếu họ vượt quá mức cho phép (thường là như vậy) thì họ phải mua lại sự bù trừ từ các ngành khác. Nhưng kế hoạch này không thực sự triệt để. Kế hoạch này thậm chí không có hiệu lực trong một thập kỉ nữa và chẳng làm gì để hạn chế nhu cầu, không như thuế carbon.

Như vậy việc điều tiết tác động của việc đi máy bay lên môi trường là một công việc phức tạp. Việc thờ ơ, thụ động là phản ứng dễ dàng nhất trước tình trạng ô nhiễm từ máy bay, nhưng nếu không hành động thì tình hình có thể xấu thêm.

Nguyễn Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Hàng không 'đóng băng', có làm cho thế giới sạch hơn?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Hải Dương: Xảy ra 2 vụ cháy rừng tại thị xã Kinh Môn chiều 1/11
Khoảng 15h chiều ngày 1/11, người dân phát hiện cháy rừng ở xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương). Khoảng nửa giờ sau đó, tại địa bàn xã Bạch Đằng (cùng thị xã Kinh Môn) cũng phát hiện cháy rừng. Đây là vụ cháy rừng thứ 3 và thứ 4 tại thị xã này.

Tin mới