Thứ sáu, 29/03/2024 01:32 (GMT+7)
Thứ tư, 22/09/2021 10:14 (GMT+7)

Sản xuất công nghiệp có phải là tác nhân chính gây ô nhiễm không khí?

Theo dõi KTMT trên

Nghiên cứu cho thấy, các tác nhân gây ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ, chủ yếu là do sản xuất công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông.

Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi).

Có rất nhiều nguồn gây ô nhiễm không khí. Có thể chia ra thành nguồn tự nhiên và nguồn nhân tạo.

1. Nguồn tự nhiên:

Núi lửa phun ra nham thạch nóng và nhiều khói bụi giàu sunfua, metan và những loại khí khác. Không khí chứa khói bụi này lan toả đi rất xa vì nó được phun lên rất cao.

Bên cạnh đó, một nguồn gây ô nhiễm khác là các đám cháy rừng và đồng cỏ xảy ra do sấm chớp, cọ sát giữa thảm thực vật khô như tre, cỏ. Các đám cháy này thường lan truyền trên phạm vi rộng, phát thải nhiều bụi và khí ô nhiễm.

Bão bụi do gió mạnh và bão tạo thành, nước biển bốc hơi cùng với sóng biển tung bọt mang theo bụi muối lan truyền vào không khí cũng là những nguồn ô nhiễm phổ biến trong tự nhiên.

Ngoài ra, các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động, thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều chất độc hại vào không khí. Điều này được lý giải bởi loạt phản ứng hoá học hình thành các khí sunfua, nitrit, các loại muối,v.v... Các loại bụi, khí này đều gây ô nhiễm không khí.

Sản xuất công nghiệp có phải là tác nhân chính gây ô nhiễm không khí? - Ảnh 1
Ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề "nhức nhối" hiện nay, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và đời sống con người. (Ảnh minh hoạ: Getty)

2. Nguồn nhân tạo:

Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hóa thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:

Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.

Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.

Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hóa chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; các xí nghiệp cơ khí; các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.

Vậy các tác nhân nào gây ô nhiễm không khí?

Các chất và tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm:

1. Các loại oxit như: nitơ oxit (NO, NO2), nitơ đioxit (NO2), SO2, CO, H2S và các loại khí halogen (clo, brom, iot).

2. Các hợp chất flo.

3. Các chất tổng hợp (ete, benzen).

4. Các chất lơ lửng (bụi rắn, bụi lỏng, bụi vi sinh vật), nitrat, sunfat, các phân tử cacbon, sol khí, muội, khói, sương mù, phấn hoa.

5. Các loại bụi nặng, bụi đất, đá, bụi kim loại như đồng, chì, sắt, kẽm, niken, thiếc, cadimi…

6. Khí quang hóa như ozone, FAN, FB2N, NOX, anđehyt, etylen...

7. Chất thải phóng xạ.

8. Nhiệt độ.

Sáu tác nhân ô nhiễm đầu sinh ra chủ yếu do quá trình đốt cháy nhiên liệu và sản xuất công nghiệp. Các tác nhân ô nhiễm không khí có thể phân thành hai dạng: dạng hơi khí và dạng phần tử nhỏ. Tuy nhiên, phần lớn các tác nhân ô nhiễm đều gây tác hại đối với sức khỏe con người.

Ngoài ra, tác nhân ô nhiễm còn được chia làm hai loại: sơ cấp và thứ cấp. Sunfua dioxit sinh ra do đốt cháy than đó là tác nhân ô nhiễm sơ cấp. Nó tác động trực tiếp tới bộ phận tiếp nhận. Sau đó, khí này lại liên kết với oxy và nước của không khí sạch để tạo thành axit sunfuric (H2SO4) rơi xuống đất cùng với nước mưa, làm thay đổi pH của đất và của thuỷ vực, tác động xấu tới nhiều thực vật, động vật và vi sinh vật.

Như vậy, mưa axit là tác nhân ô nhiễm thứ cấp được tạo thành do sự kết hợp SO2 với nước. Cũng có những trường hợp, các tác nhân không gây ô nhiễm, liên kết quang hoá với nhau để tạo thành tác nhân ô nhiễm thứ cấp mới, gây tác động xấu. Cơ thể sinh vật phản ứng đối với các tác nhân ô nhiễm phụ thuộc vào nồng độ ô nhiễm và thời gian tác động.

Thùy Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết Sản xuất công nghiệp có phải là tác nhân chính gây ô nhiễm không khí?. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

ĐHĐCĐ 2024 Tập đoàn GELEX diễn ra thành công
Sáng 28/3/2024, Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 của Công ty cổ phần Tập đoàn GELEX đã diễn ra tại Hà Nội. Với sự đồng thuận và nhất trí cao, Đại hội đã thông qua toàn bộ các báo cáo, tờ trình và nhiều nội dung quan trọng khác.