Hàn Quốc nâng mục tiêu giảm phát thải lên 40% vào năm 2030
Chính phủ Hàn Quốc vừa tuyên bố nâng mục tiêu cắt giảm khí nhà kính từ 26,3% lên 40% vào năm 2030. Động thái này được xem như một phần nỗ lực đạt được mức độ trung hòa carbon vào năm 2050.
Báo cáo đóng góp do Quốc gia tự quyết định (NDC) đã được Đảng cầm quyền đề xuất vào tháng 6 và sẽ chính thức được giới thiệu tại Hội nghị Biến đổi khí hậu lần thứ 26 của Liên Hợp Quốc ở Glasgow vào tháng 11, cùng với một kế hoạch của Chính phủ được trình lên Liên Hợp Quốc vào tháng 12.
Tổng thống Moon Jae-in đã đề xuất "Thỏa thuận xanh" nhằm giúp Hàn Quốc phục hồi sau đại dịch Covid-19 trong mục tiêu cuối cùng là đạt được mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Jeon Eui-chan, Chủ tịch Ủy ban Tổng thống về tính trung lập carbon lưu ý rằng, các báo cáo đánh giá từ Ủy ban liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết loài người đang sống trong bầu khí quyển có nồng độ CO2 cao hơn bất kỳ thời điểm nào trong ít nhất 2 triệu năm.
Tuy nhiên, mức cắt giảm phát thải tạm thời này vẫn không đủ để đáp ứng các mục tiêu của Thỏa thuận Paris. Theo đó, Hàn Quốc cần cắt giảm ít nhất 59% lượng khí thải trong nước dưới mức năm 2017 vào năm 2030 để thực hiện phần công bằng theo Thỏa thuận Paris", Joojin Kim, Giám đốc điều hành của nhóm vận động nhấn mạnh.
Được biết, Hàn Quốc đang tụt hậu so với nhiều nền kinh tế tiên tiến cam kết giảm ít nhất một nửa lượng khí thải vào cuối thập kỉ này". Do vậy, theo chính phủ Hàn Quốc, NDC sửa đổi là một "mục tiêu rất táo bạo so với các quốc gia khác" tại thời điểm này.
Khi mục tiêu 40% lần đầu tiên được đề xuất vào mùa hè, Tổ chức nghiên cứu Climate Action Tracker nhận định rằng đây là một sự cải thiện đáng kể đối với mục tiêu ban đầu đến năm 2030 của quốc gia này, nhưng vẫn chưa phù hợp với những gì cần thiết để đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris toàn cầu.
Cảnh báo khí thải CO2 toàn cầu tăng cao do nhiệt điện than
Các chuyên gia năng lượng trên toàn thế giới đều thừa nhận than là nhiên liệu hóa thạch gây ô nhiễm nhất. Khí thải CO2 từ các nhà máy nhiệt điện than được xem là “tòng phạm” gây hiệu ứng nhà kính, khiến nhiệt độ bầu khí quyển ngày càng gia tăng.
Theo báo cáo trước đó của Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (IPCC), nếu các nước thực hiện nghiêm túc lộ trình giảm 50% lượng khí CO2 vào năm 2030, và xuống mức 0% đến năm 2050 cùng cam kết không có thêm khí phát thải mới thì mới có thể kiềm chế được mức tăng nhiệt độ Trái Đất ở ngưỡng an toàn 1,5 độ C.
Lan Anh (T/h)