Thứ bảy, 28/06/2025 20:40 (GMT+7)
Chủ nhật, 10/11/2024 08:22 (GMT+7)

Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành

Theo dõi KTMT trên

Tại phiên họp UBND tỉnh Hải Dương tháng 11 (lần 1), Sở NN&PTNT tỉnh đã báo cáo tờ trình về đề nghị ban hành nghị quyết quy định khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư.

Dự thảo Nghị quyết này quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi các loại vật nuôi bao gồm: Gia súc, gia cầm và các loại động vật khác trong chăn nuôi; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.

Dự thảo Nghị quyết bao gồm phụ lục các khu vực không được phép chăn nuôi tại 12 huyện, thành phố, thị xã. Theo dự thảo Nghị quyết, đối tượng được hỗ trợ di dời cơ sở chăn nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi là các tổ chức, cá nhân có cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành và đang hoạt động tại khu vực không được phép chăn nuôi, được hỗ trợ di dời đến địa điểm mới phù hợp hoặc ngừng hoạt động, chuyển đổi ngành nghề.

Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành - Ảnh 1
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu chủ trì phiên họp tháng 11 (lần 1) của UBND tỉnh. Ảnh: Báo Hải Dương

Về nội dung, mức hỗ trợ thực hiện theo quy định tại điều 7 Nghị định số 106/2024/NĐ-CP ngày 1/8/2024 của Chính phủ quy định chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi (có hiệu lực từ ngày 20/9/2024).

Theo đó, đề xuất hỗ trợ 50% chi phí mua sắm thiết bị công trình và thiết bị công nghệ chăn nuôi theo diện tích chuồng trại hiện có của cơ sở chăn nuôi thuộc đối tượng phải di dời; mức hỗ trợ tối đa không quá 10 tỷ đồng/cơ sở. Hỗ trợ 50% chi phí di dời vật nuôi đến địa điểm mới phù hợp; mức hỗ trợ tối đa không quá 500 triệu đồng/cơ sở. Hỗ trợ 100% chi phí đào tạo, tập huấn để chuyển đổi từ chăn nuôi sang các nghề khác; mức hỗ trợ 3 tháng lương cơ bản/người. Dự kiến nhu cầu kinh phí hỗ trợ là 4,22 tỷ đồng.

Theo dự thảo Nghị quyết, nội dung quy định khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi chưa từng được đề cập trong các văn bản quy phạm pháp luật trước đây. Đây là nội dung lần đầu tiên được luật hóa tại Luật Chăn nuôi năm 2018 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2020), phân cấp, giao thẩm quyền cho HĐND tỉnh, thành phố quy định cụ thể.

Theo số liệu báo cáo từ các huyện, thị xã, thành phố và rà soát thực tế tại khu vực thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư không được phép chăn nuôi đề xuất trong dự thảo Nghị quyết, hiện có 510/236.750 hộ chăn nuôi (chiếm 0,21% số hộ chăn nuôi trên địa bàn tỉnh). Trong đó có 469 hộ (chiếm 91,96 %) chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nông hộ; có 40 hộ (chiếm 7,84%) chăn nuôi trang trại quy mô nhỏ và 1 hộ (chiếm 0,2%) chăn nuôi trang trại quy mô vừa.

Mặt khác, tổng số gia súc, gia cầm tại khu vực đề xuất không được phép chăn nuôi khoảng 48.000 con, chỉ chiếm 0,27% tổng đàn gia súc, gia cầm của tỉnh (khoảng 17,6 triệu con), vì vậy khi Nghị quyết được ban hành sẽ không ảnh hưởng nhiều đến phát triển sản xuất chăn nuôi của tỉnh.

Việc ban hành Nghị quyết nhằm ổn định và phát triển chăn nuôi theo hướng bền vững. Khắc phục, cải thiện và giải quyết tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư và khu vực nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn. Thực hiện việc di dời các cơ sở chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi theo quy định…

Kết luận nội dung này tại phiên họp, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Ngọc Châu nhất trí với đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình HĐND tỉnh ban hành nghị quyết này. Sở cần tiếp tục rà lại các khu vực chịu tác động của nghị quyết này, bảo đảm không bị sót lọt các hộ chăn nuôi ở khu vực không được phép.

Các huyện, thị xã, thành phố cũng cần bố trí quỹ đất cho chăn nuôi tập trung, nhất là dành cho các hộ phải di dời có thể chăn nuôi tại đây. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết, báo cáo UBND tỉnh để sớm trình HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Sông Hồng

Bạn đang đọc bài viết Hải Dương: Đề xuất quy định các khu vực không được phép chăn nuôi thuộc nội thành. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0937 68 8419 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cá chết bất thường dưới cống thủy điện Kẻ Gỗ
Sau khi mở nước phục vụ sản xuất hè thu, hàng loạt cá mè từ hồ Kẻ Gỗ bị phát hiện chết trôi dạt về hạ lưu, với dấu hiệu bị đứt đầu và đuôi. Nguyên nhân ban đầu được cho là do cá bị hút vào hệ thống tua bin thủy điện.
Thanh Hóa: Agri-Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn
Sau khi thực hiện phương án khắc phục sự cố môi trường của Trang trại chăn nuôi lợn công nghệ cao kết hợp trồng rừng tại xã Tân Phúc, huyện Lang Chánh, UBND tỉnh Thanh Hóa cho phép Công ty CPĐT nông nghiệp Agri–Vina được đưa lợn vào nuôi tăng đàn.
Hà Tĩnh: Đốt rơm rạ sau mùa gặt – lợi bất cập hại
Sau mỗi vụ gặt, nhiều cánh đồng ở Hà Tĩnh lại chìm trong làn khói dày đặc do người dân đốt rơm rạ để "làm sạch" ruộng đồng. Dù là một tập quán lâu đời, nhưng việc này đang gây ô nhiễm không khí, ảnh hưởng sức khỏe người dân và chất lượng đất nông nghiệp.

Tin mới

Hà Nội ngày cuối Đông
Mùa Đông Hà Nội gọi về ánh đèn vàng vọt bên góc phố quen, là cây bàng im lìm đứng đợi ai góc đường, là một niềm thương nhớ day dứt khôn nguôi ta mang theo suốt cuộc đời.