Năm 2025, UBND tỉnh Hải Dương xây dựng kịch bản chi tiết điều hành kinh tế - xã hội theo từng quý, có kịch bản cho từng lĩnh vực từ đầu tư công và thu ngân sách. Đây là năm cuối thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025.
Hải Dương giàu tiềm năng về đa dạng sinh học vì có vùng núi, trung du và đồng bằng. Nhằm tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ các loài hoang dã tại địa bàn, UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn chỉ đạo cụ thể.
Tại buổi họp báo chiều 2/1, Cục Thống kê tỉnh Hải Dương công bố tổng thu ngân sách năm 2024 của tỉnh đạt 30.774 tỷ đồng, tăng 38% so với năm 2023. Đây là lần đầu tiên tỉnh này gia nhập nhóm các tỉnh, thành phố có mức thu ngân sách cán mốc 30.000 tỷ đồng.
Toàn tỉnh Hải Dương phát sinh khoảng 1.297 tấn chất thải rắn/ngày đêm. Nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt, một số địa phương ở tỉnh này đã tích cực phân loại rác tại nguồn và đóng cửa các bãi chôn lấp rác tập trung.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương đã phát triển được khoảng 92 ha nhà màng sản xuất nông nghiệp, dự kiến sẽ còn tăng nhanh trong vài năm tới. Các mô hình nhà màng là một trong những “đòn bẩy” để tỉnh này thúc đẩy sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Tối 20/12, Thị uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban MTTQ thị xã Kinh Môn (Hải Dương) tổ chức Lễ đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì và công bố quyết định công nhận thị xã là đô thị loại III.
Tỉnh Hải Dương đặt mục tiêu phát triển các khu công nghiệp không chỉ phục vụ tăng trưởng kinh tế mà còn đáp ứng các tiêu chí bảo vệ môi trường, hướng đến phát triển bền vững. Nơi đây đang là "bến đỗ" đầu tư các dự án xanh của nhiều doanh nghiệp.
Để đảm bảo phát triển công nghiệp bền vững, việc đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải không chỉ là yêu cầu pháp lý mà còn là cam kết “cứng” của chủ đầu tư các khu công nghiệp tại Hải Dương.
Chỉ còn chưa đầy 1 tháng theo lộ trình giải tỏa bến bãi không phù hợp quy hoạch trên địa bàn tỉnh Hải Dương, đến nay, nhiều bến bãi tại huyện Ninh Giang thiếu các thủ tục pháp lý, có vi phạm nhưng không khắc phục vẫn ngang nhiên hoạt động.
UBND huyện Kim Thành (Hải Dương) chọn Hội Nông dân xã Kim Liên triển khai điểm mô hình sử dụng máy phân hủy rác hữu cơ. Đây là đơn vị đầu tiên của tỉnh Hải Dương thực hiện thí điểm mô hình này.
Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại (TP.Chí Linh, Hải Dương) đặt mục tiêu đến năm 2050 sẽ không còn sử dụng than đốt. Đây là một trong những giải pháp nhằm kiểm soát phát thải khí nhà kính theo Quy hoạch Điện VIII.
Tại địa bàn tỉnh Hải Dương, huyện Nam Sách đang là địa phương đi đầu và thực hiện hiệu quả mô hình phân loại rác tại nguồn có ủ rác hữu cơ tập trung theo Đề án “Xử lý chất thải rắn trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”.
UBND tỉnh Hải Dương ban hành quyết định giải thể Chi cục Bảo vệ môi trường từ ngày 1/1/2025. Chi cục này được chuyển chức năng, nhiệm vụ về Sở Tài nguyên và Môi trường để thành lập Phòng Quản lý môi trường trực thuộc sở.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Dương vừa tiến hành quan trắc môi trường nước tại một số vùng nuôi thủy sản trên địa bàn. Kết quả cho thấy ở tất cả những điểm quan trắc đều có thông số Coliforms vượt ngưỡng cho phép.
Ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đối thoại với 351 nông dân là đại diện cho hơn 392.000 cán bộ, hội viên nông dân của tỉnh này.
Sáng 25/11, UBND tỉnh Hải Dương phối hợp với Bộ TN&MT tổ chức Hội nghị tập huấn Luật Đất đai năm 2024 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Cũng trong ngày, Đoàn công tác của Bộ TN&MT đã làm việc với UBND tỉnh Hải Dương về công tác quản lý đất đai.
Dự án cầu vượt sông Thái Bình tại Hải Dương sẽ được thiết kế, thi công theo kiến trúc “Cánh cò” của Công ty tư vấn công trình Châu Á Thái Bình Dương. Đây là phương án đoạt giải nhất trong cuộc thi tuyển kiến trúc xây dựng cầu vượt này.