Thứ sáu, 26/04/2024 13:20 (GMT+7)
Hạn, mặn đồng bằng sông Cửu Long: Lúa chết hàng loạt, nước sạch cạn khô
Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn tại nhiều tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng khốc liệt. Đã có hơn 39.000 hecta lúa bị thiệt hại, hơn 96.000 hộ gặp khó khăn về nước sinh hoạt, dự báo con số thiệt hại sẽ tiếp tục tăng lên. Nếu như đợt xâm nhập mặn năm 2016 được xem là đợt mặn kỷ lục, 100 năm mới lặp lại, thì mùa khô năm 2020 đã phá vỡ mọi kỷ lục được xác lập trước đó.
Tình quân dân trong hạn mặn
Bến Tre là nơi thiếu nước ngọt sinh hoạt và nước sản xuất nghiêm trọng nhất vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Trước tình hình đó, Hải đoàn 129, Tổng Công ty Tân cảng Sài Gòn đã kịp thời cung cấp miễn phí nước ngọt cho nhân dân vùng hạn mặn.
ĐBSCL: Uyển chuyển ứng phó hạn, mặn, giữ vững theo tinh thần Nghị quyết 120/NQ-CP
Theo các chuyên gia, nhà khoa học, năm 2020 là năm cực đoan nên tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn diễn ra khốc liệt hơn so với đợt hạn, mặn năm 2016. Tuy nhiên, các Bộ, ngành, địa phương, người dân vùng ĐBSCL đã chủ động xây dựng kế hoạch, triển khai thực hiện các giải pháp ứng phó nên đã giảm được nhiều thiệt hại.
Hạn mặn bủa vây, Nam Bộ thiếu nước trầm trọng
Theo dự báo, tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3/2020, đặc biệt là thời kỳ từ 11-15/3. Xâm nhập mặn ở mức tương đương và cao hơn đợt mặn cao điểm giữa tháng 02/2020 gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.