Thứ năm, 03/04/2025 11:06 (GMT+7)
Thứ ba, 03/03/2020 09:19 (GMT+7)

Hạn mặn xâm nhập, người miền Tây bỏ tiền triệu mua nước ngọt tưới cây

Theo dõi KTMT trên

Mùa khô năm 2020 ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ, hạn mặn được dự báo là sẽ tiếp tục gây thiệt hại nặng cho ngành Nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Nhiều hộ dân phải bỏ tiền triệu để mua nước ngọt nhằm phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Miền Tây đang hứng chịu cảnh hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt, đặc biệt ở các tỉnh ven biển. Hạn mặn đã gây thiệt hại cho hàng chục nghìn hecta lúa ở miền Tây Nam Bộ.

Cánh đồng lúa chết khô, nền đất nứt nẻ, kênh rạch trơ đáy, thiếu nước tưới tiêu, sinh hoạt... người dân miền Tây đang vô cùng tuyệt vọng trước cảnh mùa màng thất thu nghiêm trọng.

Hạn mặn xâm nhập, người miền Tây bỏ tiền triệu mua nước ngọt tưới cây - Ảnh 1
Cánh đồng ở huyện Long Phú, Sóc Trăng bị chết do thiếu nước. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia, tình trạng xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long tiếp tục diễn ra gay gắt trong tháng 3/2020, đặc biệt là thời kỳ từ 11-15/3. Xâm nhập mặn ở mức tương đương và cao hơn đợt mặn cao điểm giữa tháng 02/2020 gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất và sinh hoạt.

Hạn mặn xâm nhập, người miền Tây bỏ tiền triệu mua nước ngọt tưới cây - Ảnh 2
Bản đồ dự báo xâm nhập mặn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.

Trong những ngày tới, thời tiết Nam Bộ phổ biến ít mưa, ngày nắng. Riêng các tỉnh miền Tây Nam Bộ dao động từ 31-34 độ. Độ ẩm trưa chiều giảm khá thấp, chủ yếu dao động chính trong khoảng từ 45-58%. Mực nước thượng lưu sông Mê Kông biến đổi chậm và thấp hơn cùng kỳ năm 2016 từ 0,1-0,5m.

Trong trường hợp cực đoan, thời gian thiếu mưa kéo dài kết hợp với tăng sử dụng nước trên các dòng nhánh và trữ nước tại các đập, sẽ làm cho tình trạng hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn kéo dài hơn và trầm trọng hơn.

Hạn mặn xâm nhập, người miền Tây bỏ tiền triệu mua nước ngọt tưới cây - Ảnh 3
Nhiều kênh, rạch cạn khô, thiếu nước trầm trọng. (Ảnh: Vietnamnet)

Không chỉ lúa bị ảnh hưởng, nhiều vườn cây ăn trái ở các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long… cũng đang phải chống chọi với hạn, mặn năm 2020 này.

Trao đổi với Vietnamnet, ông Võ Văn Hiệp, ở xã Ngũ Hiệp, Cai Lậy cho biết, ông có 9 công sầu riêng đang cho trái nhưng do nước sông đã nhiễm mặn nên không thể bơm lên tưới.

“Tôi mua bạt trải dưới mương rồi thuê sà lan chở khoảng 80m3 nước ngọt để tưới cho vườn sầu riêng. Mỗi m3 nước có giá 60.000 đồng”, ông Hiệp nói.

Không chỉ riêng ông Hiệp, nhiều nhà vườn đã phải bỏ tiền triệu thể thuê sà lan chở nước ngọt về tưới cây. Những sà lan trước đây vốn để chở cát, giờ chuyển sang chở nước ngọt.

Hạn mặn xâm nhập, người miền Tây bỏ tiền triệu mua nước ngọt tưới cây - Ảnh 4
Do thiếu nước, nhiều nhà vườn phải bỏ tiền mua nước ngọt về tưới cây giống. (Ảnh: Vietnamnet)

Tình hình hạn mặn gay gắt và kéo dài gây ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của người dân cũng như hoạt động sản xuất của doanh nghiệp.

Trước tình hình hạn, mặn được dự báo sẽ còn kéo dài với diễn biến gay gắt và phức tạp, để giảm thiểu thiệt hại, hiện các địa phương đã cho đắp những đập tạm trên các con sông lớn để ngăn nước mặn xâm nhập sâu vào nội đồng.

Hạn mặn xâm nhập, người miền Tây bỏ tiền triệu mua nước ngọt tưới cây - Ảnh 5
Ông Lâm Văn On (huyện Long Phú, Sóc Trăng) chuyển từ sản xuất lúa sang hoa màu bằng cách trữ nước ngọt. (Ảnh: Tuổi trẻ)

Theo quan trắc, hiện trên sông Tiền độ mặn 2,9‰ đã tiến sâu vào cù lao Ngũ Hiệp (Tiền Giang), cách biển 81km. Riêng sông Vàm Cỏ, độ mặn 7,6‰ đã vào đến TP. Tân An (Long An), cách cửa biển 75km.

Còn tại khu vực sông Hậu, nước mặn cũng đã xâm nhập tới Cần Thơ - điều chưa từng xảy ra. Với độ mặn cao, lấn sâu vào các nhánh sông chính như hiện nay, tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt và sản xuất còn diễn ra trong thời gian tới, đặc biệt tỉnh giáp biển.

Tính đến giữa tháng 2/2020, mức độ xâm nhập mặn ở Đồng bằng sông Cửu Long đã vượt mốc kỷ lục 100 năm từng xảy ra năm 2016.

Về lâu dài, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho rằng cần khuyến khích chuyển đổi mạnh cơ cấu cây trồng, đặc biệt vùng không chủ động nguồn nước, thường xuyên xảy ra hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn sang phát triến nông nghiệp đa dạng, đáp ứng nhu cầu của thị trường, chuyển từ phát triển theo số lượng sang chất lượng...

Nguyễn Luận

Bạn đang đọc bài viết Hạn mặn xâm nhập, người miền Tây bỏ tiền triệu mua nước ngọt tưới cây. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 036 882 6789 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Thanh Hóa tích cực giảm thiểu, tái chế và xử lý chất thải nhựa
UBND tỉnh Thanh Hóa có Văn bản báo cáo Đoàn giám sát của Quốc hội về việc thực hiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường kể từ khi Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 có hiệu lực, trong đó có việc giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải nhựạ.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.

Tin mới

Lợi nhuận của FE CREDIT trở lại đường đua tăng trưởng
Năm 2024 đã kiểm toán, FE CREDIT đạt lợi nhuận trước thuế gần 515 tỷ đồng, cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ sau giai đoạn tái cơ cấu. Năm 2025, công ty tài chính tiêu dùng với thị phần lớn nhất Việt Nam xác định mục tiêu duy trì đà tăng trưởng và phát triển..
Vì sao vé xem DIFF luôn “hot” qua nhiều mùa?
Chỉ còn hai tháng nữa là Lễ hội Pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2025 sẽ chính thức khai mạc. Rất nhiều du khách đã háo hức săn vé DIFF ngay từ lúc này để thưởng thức “đại tiệc ánh sáng” của thành phố bên sông Hàn.