Thứ bảy, 27/04/2024 07:56 (GMT+7)
Thứ hai, 29/11/2021 11:07 (GMT+7)

GS.TS Hoàng Xuân Cơ: Sự đoàn kết trong vấn đề chống biến đổi khí hậu rất quan trọng

Theo dõi KTMT trên

GS.TS Hoàng Xuân Cơ khẳng định, chúng ta cần hiểu thêm về COP26 và sự đoàn kết quốc tế trong vấn đề biến đổi khí hậu.

Sáng 29/11, Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26 – Góc nhìn Kinh tế Môi trường" do Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực kinh tế môi trường đã diễn ra tại Hà Nội.

Trao đổi tại tọa đoàm về các nội dung tại COP26, GS.TS Hoàng Xuân Cơ, nguyên Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội) khẳng định, chúng ta cần hiểu thêm về COP26 và sự đoàn kết quốc tế trong vấn đề biến đổi khí hậu. Tôi cho rằng, chúng ta cần có sự đoàn kết trong sự đa dạng. Bởi mỗi quốc gia có điều kiện tự nhiên, khí hậu, mức độ phát thải carbon, tiềm lực kinh tế… khác nhau.

GS.TS Hoàng Xuân Cơ: Sự đoàn kết trong vấn đề chống biến đổi khí hậu rất quan trọng - Ảnh 1
GS.TS Hoàng Xuân Cơ.

Theo GS.TS Hoàng Xuân Cơ, có những nước phát triển đã phát thải quá nhiều từ những thế kỉ trước, tiềm lực kinh tế lớn, cần hỗ trợ những nước đang phát triển, nghèo thực hiện mục tiêu. Họ cần hỗ trợ gì? Công nghệ, ý thức bảo vệ rừng, ý thức tiết kiệm năng lượng và tiết kiệm lương thực...

Các nước cần đồng thuận chung một mục tiêu, nhưng càng cần soi vào đặc thù của đất nước mình để tính toán cân nhắc để thực hiện tốt bổn phận của mình đối với biến đổi khí hậu.

GS.TS Hoàng Xuân Cơ nhấn mạnh, chúng ta phải bám sát COP 26. Thắng lợi hay không thì chúng ta chưa thể đánh giá được. Điều chúng ta cần chú ý ở đây là cam kết Net Zero, có nghĩa là không thêm vào tổng lượng khí nhà kính thải ra khí quyển. Tuy nhiên việc tính ra lượng khí thải như thế nào, có tính được lượng khí thải ra môi trường hay không.

Điều chúng ta tính được ở đây đó là rừng, đất rừng chúng ta có thể tính được trên mỗi nước, diện tích rừng là bao nhiêu từ đó tính ra mỗi nước có thể hấp thụ được lượng khí thải là bao nhiêu. Bên cạnh đó, chúng ta cần có nhóm nghiên cứu COP26 để có đánh giá tốt nhất.

Nước ta có thể thực hiện giảm lượng carbon bằng cách thực hiện nhiều dự án điện gió, điện mặt trời. Vì Việt Nam là một nước có tiềm năng về năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, theo Quy hoạch điện VIII, chúng ta vẫn phát triển điện than đến năm 2050. May hay không may đó là ngày cuối cùng đến năm 2050 không phải chấm dứt điện than mà là giảm điện than.

Net Zero là gì?

PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch VIASEE, Viện trưởng Viện Chính sách Kinh tế Môi trường chia sẻ, trước hết cam kết của Thủ tướng không phải là mạnh bạo, mà đó là những cam kết hoàn toàn có căn cứ. Chúng ta chỉ đang cam kết mạnh mẽ hơn Hiệp định Paris mà thôi. Nhưng nếu Việt Nam không cam kết như vậy thì Việt Nam sẽ luôn đi sau. Cam kết này được để ý nhiều nhất là Net Zero được dịch ra là giảm khí thải bằng không. Chúng ta hướng đến nền kinh tế không caccbon, hướng đến nền kinh tế xanh, phát triển nền kinh tế bền vững hơn. Để chúng ta không bị để lại phía sau.

COP26 vừa diễn ra. Cả quá trình chống biến đổi khí hậu kéo dài, từ thiên niên kỉ thứ 2 sang thiên kỉ thứ 3 và chưa bao giờ có hội nghị COP kéo dài như vậy. Hội nghị COP26 dự kiến từ 30-11/11, nhưng trên thực tế kéo dài thêm 1 ngày đến ngày 13/11, chỉ giữ được cam kết tại thỏa thuận Paris là giữ nhiệt độ Trái Đất ko vượt quá mức 1,5 độ C.

Vì vậy, có những vấn đề chúng tôi trao đổi ngày hôm nay để làm rõ thêm trong quá trình đưa ra những quyết định mạnh mẽ như vậy tại Hội nghị COP26 lần này và hướng tới từ nay đến năm 2050, hiểu đúng về Net Zero và thực hiện nó đúng như những cam kết trong thời gian tới đây.

Xuân Anh

Bạn đang đọc bài viết GS.TS Hoàng Xuân Cơ: Sự đoàn kết trong vấn đề chống biến đổi khí hậu rất quan trọng. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới