Thứ sáu, 19/04/2024 08:12 (GMT+7)
Chủ nhật, 28/11/2021 07:15 (GMT+7)

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" sẽ diễn ra vào sáng 29/11

Theo dõi KTMT trên

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26 – Góc nhìn Kinh tế Môi trường" do Tạp chí Kinh tế Môi trường tổ chức với sự tham gia của các nhà khoa học hàng đầu về lĩnh vực kinh tế môi trường sẽ diễn ra vào 9h sáng ngày 29/11 tại Hà Nội.

Biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường toàn cầu đang là thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ XXI, ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái, tài nguyên môi trường và cuộc sống của con người. Đã rất nhiều lần các lãnh đạo Chính phủ, nhà khoa học trong và ngoài nước lên tiếng khẳng định, đứng trước thách thức lớn của nhân loại cần sự chung tay của tất cả các quốc gia trên thế giới để bảo vệ ngôi nhà chung là Trái Đất.

Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" sẽ diễn ra vào sáng 29/11 - Ảnh 1

Mới đây, tại Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) ở Glasgow (Vương quốc Anh), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có bài phát biểu thể hiện sự quyết tâm cam kết của Việt Nam trong cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu. Bài phát biểu của Thủ tướng nhận được đánh giá cao của cộng đồng quốc tế.

Tại COP26, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh: “…Về phần mình, mặc dù là nước đang phát triển, mới chỉ bắt đầu tiến trình công nghiệp hóa trong hơn ba thập kỷ qua, Việt Nam sẽ xây dựng và triển khai các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính mạnh mẽ bằng nguồn lực của mình, cùng với sự hợp tác và hỗ trợ của cộng đồng quốc tế, nhất là các nước phát triển, cả về tài chính và chuyển giao công nghệ, trong đó có thực hiện các cơ chế theo Thỏa thuận Paris, để đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050…"

Vậy, mức phát thải ròng bằng “0” được hiểu như thế nào? Bằng cách nào Việt Nam đến năm 2050 sẽ đạt được mức phát thải ròng bằng “0” đúng như cam kết của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại COP26?

Để giúp độc giả hiểu thêm về vấn đề này cũng như để góp tiếng nói của các nhà khoa học với Chính phủ, 09h sáng ngày 29/11/2021, Tòa soạn Kinh tế Môi trường tổ chức Chương trình tọa đàm: Việt Nam và những cam kết tại COP26 – Góc nhìn Kinh tế Môi trường.

Tọa đàm với sự góp mặt của các chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về kinh tế môi trường:

- PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA), Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE)

- PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE), Viện trưởng EEPI

- PGS.TS Lưu Đức Hải, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế Môi trường Việt Nam (VIASEE)

- GS.TS Hoàng Xuân Cơ, nguyên là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Quan trắc và Mô hình hóa Môi trường (ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội)

- PGS.TS Bùi Thị An, ĐBQH Khóa XIII, Ủy viên Ủy ban Khoa học Công nghệ và Môi trường Quốc hội khóa XIII

- TS Nguyễn Minh Phong, chuyên gia kinh tế

Địa điểm: Hội trường tầng 1, Tòa soạn Kinh tế Môi trường (Trung Yên 11A, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội)

Tọa đàm sẽ được tường thuật và phát trực tiếp trên Tạp chí điện tử Kinh tế Môi trường https://kinhtemoitruong.vn/ và fanpage: Kinh tế Môi trường Online.

Hà Lan

Bạn đang đọc bài viết Tọa đàm "Việt Nam và những cam kết tại COP26–Góc nhìn Kinh tế Môi trường" sẽ diễn ra vào sáng 29/11. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới