Thứ sáu, 04/10/2024 00:50 (GMT+7)
Thứ bảy, 24/07/2021 15:26 (GMT+7)

G20 cam kết các thỏa thuận về biến đổi khí hậu

Theo dõi KTMT trên

Thỏa thuận là cơ sở cho việc mở đường của Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-26) sẽ diễn ra vào tháng 11/2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh.

Mới đây, Hội nghị Bộ trưởng môi trường, khí hậu và năng lượng của nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) đã diễn ra trong các ngày 22 - 23/7 tại Naples, Italy. 

Theo đó, các Bộ trưởng môi trường và năng lượng của các nước G20 đã ký một thỏa thuận tái cam kết tuân thủ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

G20 cam kết các thỏa thuận về biến đổi khí hậu - Ảnh 1
G20 cam kết tuân thủ Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu. (Ảnh: Thúc Trình)

“Thỏa thuận này là cơ sở cho việc mở đường của Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP-26) sẽ diễn ra vào tháng 11/2021 tại Glasgow, Vương quốc Anh”, Bộ trưởng Chuyển đổi sinh thái của Italy Roberto Cingolani thông tin.

Tuy nhiên, các Bộ trưởng nhóm nước G20 vẫn chưa nhất trí trong cách diễn đạt về giới hạn sự ấm lên của Trái Đất ở mức từ 1,5 - 2 độ C mà Hiệp định Paris đề ra và được gần 200 nước phê chuẩn. Hiệp định Paris kêu gọi giới hạn mức nhiệt của Trái Đất ở mức "dưới 2 độ C" và ở mức 1,5 độ C nếu có thể.

Được biết, Hội nghị Bộ trưởng môi trường, khí hậu và năng lượng tại Naples là diễn đàn trực tiếp đầu tiên kể từ Hội nghị tại Nhật Bản vào tháng 6/2019, trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát khắp thế giới. Hội nghị thể hiện cam kết mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với tình trạng biến đổi khí hậu.

Năm 2021 được đánh giá là một năm quan trọng đối với quá trình chuyển đổi sinh thái và khí hậu, với một số sự kiện toàn cầu sẽ diễn ra trong những tháng tới: Hội nghị các bên (COP) của ba Công ước Rio về biến đổi khí hậu, đa dạng sinh học và sa mạc hóa; khởi động Thập kỷ phục hồi hệ sinh thái của Liên Hợp Quốc; Hội nghị thượng đỉnh về các hệ thống lương thực của Liên Hợp Quốc và Hội nghị về đại dương của Liên Hợp Quốc. 

Trước đó, trong bối cảnh thế giới đang nỗ lực cùng ứng phó với đại dịch Covid-19 và khủng hoảng biến đổi khí hậu, Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres kêu gọi Chính phủ các nước chuẩn bị các kế hoạch chống biến đổi khí hậu mới trước khi diễn ra Hội nghị Biến đổi khí hậu Liên Hợp Quốc năm 2021 nhằm xây dựng một tương lai an toàn và bền vững hơn.

Đáng chú ý, mục tiêu trọng tâm trong năm 2021 là xây dựng liên minh toàn cầu về trung hòa khí thải carbon thông qua các biện pháp chấm dứt trợ cấp cho nhiên liệu hóa thạch, định giá carbon, không xây thêm các nhà máy điện chạy bằng than, mạnh tay đầu tư vào năng lượng tái tạo.

IMF và WB cam kết hỗ trợ G20 chống rủi ro khí hậu toàn cầu

Các nhà lãnh đạo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã tuyên bố sẽ đẩy mạnh nỗ lực chống biến đổi khí hậu bằng cách xem xét kỹ hơn rủi ro của ổn định tài chính liên quan đến khí hậu.

Để thúc đẩy động lực giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, WB đang hỗ trợ các quốc gia thực hiện những cam kết theo Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu và phát triển một khuôn khổ cho chính sách tài khóa và tăng trưởng bền vững, bao gồm đánh thuế carbon và tác động tái phân phối carbon.

Bên cạnh đó, IMF sẽ ra mắt một công cụ mới trong năm 2021 nhằm theo dõi những tác động của rủi ro khí hậu đến kinh tế và các biện pháp để giảm thiểu rủi ro. Đây là một bước quan trọng góp phần bảo đảm sự chuyển đổi cần thiết sang nền kinh tế dựa trên các nguồn năng lượng ít carbon.

Thùy Linh (T/h)

Bạn đang đọc bài viết G20 cam kết các thỏa thuận về biến đổi khí hậu. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: toasoanktmt@gmail.com

Cùng chuyên mục

Cộng sinh công nghiệp và một số khuyến nghị với Việt Nam
Tiềm năng cộng sinh công nghiệp (CSCN) tại doanh nghiệp trong các khu công nghiệp ở Việt Nam là lớn và đa dạng ở các loại hình cộng sinh khác nhau như cộng sinh phụ phẩm và chất thải mà còn có nhiều tiềm năng về các loại hình cộng sinh khác.
Đề xuất giao PVN thí điểm làm điện gió ngoài khơi
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương khẩn trương phối hợp với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để có báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ về các nội dung, thủ tục cần thiết để xem xét việc PVN thực hiện việc khảo sát điện gió ngoài khơi.

Tin mới

"Ăn rừng" từ bán tín chỉ carbon
Người xưa có câu “Ăn của rừng rưng rưng nước mắt”, để nói về việc tàn phá rừng sẽ chịu hậu quả. Nhưng giờ đây, “ăn rừng” không còn “rưng rưng” nữa, nhờ tiềm năng bán tín chỉ carbon rừng. Đó là mục tiêu, động lực phát triển kinh tế xanh, bền vững.