Thứ năm, 25/04/2024 11:26 (GMT+7)
Thứ ba, 31/03/2020 14:36 (GMT+7)

Đồng lòng diệt giặc Covid-19, không để xảy ra '9 ngày nhân 10'

Theo dõi KTMT trên

“Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” - đó là thông điệp mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi tới toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vào ngày 30/3.

Đồng lòng diệt giặc Covid-19, không để xảy ra '9 ngày nhân 10' - Ảnh 1
Trạm lấy mẫu xét nghiệm tại ký túc xá Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã sẵn sàng đi vào hoạt động. (Ảnh: Minh Quyết/TTXVN)

“Mỗi người dân là một chiến sỹ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” - đó là thông điệp mà Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng gửi tới toàn Đảng, toàn dân, toàn quân vào ngày 30/3.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước nhấn mạnh: “Với tinh thần coi sức khỏe và tính mạng của con người là trên hết, tôi kêu gọi toàn thể đồng bào, đồng chí và chiến sỹ cả nước, đồng bào ta ở nước ngoài hãy đoàn kết một lòng, thống nhất ý chí và hành động, thực hiện quyết liệt, hiệu quả những chủ trương của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ”.

Mô hình “9 ngày nhân 10” không xảy ra ở Việt Nam

Tính đến sáng 31/3, tại 200 quốc gia và vùng lãnh thổ có hơn 784.000 ca mắc Covid-19 với hơn 37.000 ca tử vong. Trong đó, Mỹ có 163.479 người mắc (3.148 ca tử vong), Italy - 101.739 (11.591), Tây Ban Nha - 87.956 (7.716), Iran - 41.495 (2.757).

Còn tại Việt Nam, cũng tính đến sáng 31/3, có 204 người mắc bệnh và không có ca tử vong. Trong số này đã có 57 người được điều trị khỏi bệnh, 147 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 22 cơ sở y tế (47 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2 một hoặc hai lần).

Như vậy, mô hình “9 ngày nhân 10” theo tính toán của một số “chuyên gia y tế” đã không xảy ra ở Việt Nam.

“9 ngày nhân 10” là cách tính trung bình theo mức độ lây lan dịch Covid-19 trên thế giới. Tức là từ 100 ca nhiễm virus thì sau 9 ngày sẽ tăng lên 1.000 ca. Cụ thể, ngày 22/3 Việt Nam ghi nhận 100 ca mắc Covid-19 (không tính 16 ca trong giai đoạn 1), nếu áp đặt mô hình “9 ngày” vào việc dự báo dịch tễ thì trước ngày 1/4 chúng ta có khả năng có 1.000 ca mắc bệnh.

Tại cuộc họp trực tuyến với các bộ, ban, ngành sáng 27/3, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia về phòng chống dịch Covid-19, đã khẳng định, đến ngày 31/3, tại Việt Nam sẽ không có con số 1.000 ca bệnh. Thực tế cho thấy, lời khẳng định này đã trở thành hiện thực, số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam còn cách rất xa "mốc" 1.000 ca.

Theo Hãng tin Pháp - AFP, tỉ lệ lây nhiễm thông thường của virus SARS-CoV-2 hiện nay trên thế giới là một người có thể lây nhiễm cho hai hoặc ba người. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 bùng phát tới nay, ít nhất hai người bệnh đã được xếp vào diện các bệnh nhân siêu lây nhiễm (super-spreaders). Khái niệm này nói đến những người bệnh có thể lây nhiễm cho nhiều người hơn so với tỉ lệ lây nhiễm thông thường, đã xuất hiện trong các dịch bệnh trước như SARS và MERS.

Đầu tiên là bệnh nhân quốc tịch Anh, sau khi dự hội nghị ở Singapore, người này đã đi trượt tuyết ở núi Alps và lây bệnh cho hơn 12 người, khi về nhà rất có thể còn lây bệnh cho 5 người nữa.

Còn tại Hàn Quốc, người phụ nữ được gọi là bệnh nhân số 31 cũng được xếp vào diện “siêu lây nhiễm” vì đã đổ bệnh cho hàng chục người.

Về mặt lý thuyết, một trong những đại lượng quan trọng nhất đối với một mô hình dịch bệnh là hệ số lây nhiễm cơ bản, hay thường gọi là “hệ số R0”. Nếu R0

Bạn đang đọc bài viết Đồng lòng diệt giặc Covid-19, không để xảy ra '9 ngày nhân 10'. Thông tin phản ánh, liên hệ đường dây nóng : 0917 681 188 Hoặc email: [email protected]

Cùng chuyên mục

Tin mới

Hiến giọt máu đào, trao đời sự sống
Đây là chủ đề của chương trình hiến máu tình nguyện, được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương tổ chức ngày 24/4.